Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết cách dung hòa! Nguồn ảnh: Internet

Đời Sống

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết cách dung hòa!

By Đăng Dũng

January 28, 2021

Một người con gái khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Vấn đề ai cũng gặp phải là mối quan hệ nhân duyên mẹ chồng và con dâu. Bởi vì con dâu phải đối diện với những điều mới lạ, chưa quen với trách nhiệm “trở thành một người vợ tốt, một người con dâu hiếu thảo”, nên cũng gặp không ít những khó khăn.

 Cũng bởi vì có những câu chuyện không hay về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu mà làm cho các cô gái rất sợ hãi và lo lắng trong mối quan hệ với mẹ chồng tương lai.

Khi hai người kết hôn với nhau, nó không đơn giản chỉ là cuộc sống của hai vợ chồng, mà còn có nhiều mối quan hệ gia đình nữa, có thể tìm được người yêu thương làm vợ mình, nhưng chưa chắc đã tìm được cô con dâu vừa ý cho mẹ chồng. Nhiều cuộc hôn nhân bị rạn nứt bởi mối quan hệ gia đình mẹ chồng và nàng dâu.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có rất nhiều câu chuyện hay và cảm động về mẹ chồng và nàng dâu sống rất hạnh phúc và yêu thương nhau, như mẹ đẻ con ruột. Trong mối quan hệ của hai người, cả hai đều cần tu dưỡng bản thân, mẹ chồng học cách buông, con dâu học cách hiếu kính cha mẹ chồng, còn có thêm người chồng ở giữa cần học cách dung hòa cả hai bên sao cho hài hòa được lòng mẹ, mà không tổn thương vợ.

Mẹ chồng cần học cách “buông”.

 Thường thì mẹ nào cũng rất yêu thương và nâng niu, coi con trai mình như cục vàng, đặt niềm tin và hy vọng lúc tuổi già của mình vào con, nên thường không muốn con tự lập từ sớm mà thường cưng chiều con quá. Đến lúc con trai trưởng thành lấy vợ, nhiều bà mẹ vẫn coi con như là trẻ lên ba, vẫn muốn tham gia vào những câu chuyện của gia đình riêng của con trai mình, nhiều khi đó cũng chỉ là chuyện riêng tư của hai vợ chồng.

Người ta thường có câu: “Dâu là con, rể là khách”, đã là con dù ở cương vị nào cũng như nhau, bởi vì con dâu không ở nhà với bố mẹ chồng từ nhỏ nên nhiều cái cũng lạc lõng, cũng không hiểu hết được cảm xúc của bố mẹ chồng, cũng chưa hiểu hết được gia phong nề nếp của gia đình, chính vì vậy chính con dâu mới là người cần quan tâm, chăm sóc, yêu thương và dạy bảo nhiều hơn.

Mẹ chồng là bậc phụ mẫu cũng cần phải làm gương cho con cái, không chỉ có làm mẹ chồng mà bản thân mẹ chồng cũng từng đã làm con dâu, hãy thấu hiểu và yêu thương con dâu như con gái của mình, coi con như con mình sinh ra. Tại sao mẹ chồng yêu thương con trai được mà lại không yêu thương và bao dung được con dâu, dù con có sai con cũng là con của mẹ.

Có một số mẹ chồng đến nay vẫn còn ôm giữ những quan niệm cổ hủ rằng: “Mình trước đây làm dâu cũng khổ đủ đường thì nay con dâu cũng phải vậy”. Tuy nhiên, nếu mẹ chồng nghĩ thoáng ra ,con dâu lấy về gia đình mình đã phải xa bố mẹ đẻ của mình, người mà con dâu yêu thương nhất, nay con dâu đã về nhà mình thì cũng nên coi con dâu như con gái mình, không có công sinh thành, nhưng cùng sống với nhau trong gia đình, trong một mái nhà, và sau này khi những lúc khó khăn thì con dâu cũng là người gần với mình, cũng là người mình có thể nương tựa tuổi già.

Tuổi của mẹ chồng cũng đã cao, cũng nên nghĩ đến tương lai, nếu lúc đó mình không còn đủ khỏe và minh mẫn liệu con dâu có hiểu và thông cảm với mình không?

Hay ngay từ bây giờ mẹ chồng cũng nên cần tập cho mình những thói quen tốt để giúp cho tình cảm của mẹ chồng và nàng dâu được tốt đẹp hơn:

Khi con trai đã lấy vợ, chuyện vợ chồng của con cái mình thì mẹ chồng cũng không nên can thiệp quá sâu, vì trong mối quan hệ vợ chồng thì chỉ vợ chồng mới giải quyết được vấn đề, mới hiểu được sự tình, nếu mẹ chồng can thiệp vào vừa là không giải quyết được vấn đề, vừa có khi lại trở thành “thêm dầu vào lửa’’, thường những lúc này con dâu bị mẹ chồng trách mắng nhiều hơn như: “Từ xưa đến nay con trai mình không biết làm gì mà từ khi lấy vợ về cái gì nó cũng phải làm” hay “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, vợ không được to tiếng với chồng dù người chồng có làm gì đi nữa”.

Nhiều lần bị mẹ chồng chỉ trích như vậy, không những vậy nhiều bà mẹ chồng không giữ miệng mà lại cứ đi kể với hàng xóm rằng con dâu tôi không tốt, như này như nọ. Khi những lời này đến tai con dâu, con dâu rất buồn, nên nhiều người con dâu thường có cảm giác bơ vơ, trống trải, thiếu tình thương của đấng phụ mẫu, họ trở lên ít nói hơn với mẹ chồng, có nói cũng chỉ là những cậu “vậng, dạ” cho xong chuyện. Có nhiều người con dâu biết im lặng nhẫn chịu, nhưng cũng có nhiều người con dâu không chịu nổi đã đổ sự tức giận của mình lên đầu người chồng của mình, chính vì vậy mâu thuẫn của hai vợ chồng cũng căng thẳng hơn.

Vậy mẹ chồng nên đối xử với con dâu như thế nào để mẹ con hòa hợp, hiểu nhau hơn?

Có câu “Mẹ chồng dạy một câu, ngày sau còn nhớ mãi”.

Cuộc sống gia đình không tránh khỏi những mâu thuẫn, nhưng mỗi người nhường nhịn đi một chút. Mẹ chồng không nên quá hà khắc, yêu cầu con dâu lúc nào cũng phải nghe theo ý kiến của mình, con cái cũng đã đủ trưởng thành để có thể tự lập, chứ không thể lúc nào cũng làm theo yêu cầu của mẹ chồng được. Nếu như mẹ chồng  mà dạy con dâu một câu thiếu tôn trọng thì rất có thể người con dâu sẽ nhớ mãi trong lòng. Vậy nên mẹ chồng không nên quá hà khắc, cần coi con dâu cũng như con gái của mình, yêu thương và bao dung. Con dâu là người cùng con trai mình có thể cùng nắm tay nhau đến đầu bạc răng long, mẹ chồng nên hiểu rằng yêu con dâu hơn cũng đồng nghĩa con trai mình cũng được hạnh phúc hơn. Mẹ chồng nên động viên các con, chia sẻ kinh nghiệm về  cách chăm sóc con cái, và việc đối nhân xử thế nội ngoại như thế nào cho đúng đạo làm con. Người mẹ biết tu dưỡng đức hạnh, biết bao dung, thâu hiểu các con thì bản thân các con cũng rất tôn kính và trân trọng.

 Có câu nói “Mẹ chồng gieo thiện lương, con dâu ắt hiếu thảo”.

Con dâu học cách tôn trọng và hiếu kính cha mẹ chồng.

Khi về nhà chồng cô gái nào cũng lo sợ tâm lý, không biết bố mẹ chồng là người như thế nào, bố mẹ có dễ tính không, có chỉ bảo mình như bố mẹ mình không?

Dẫu sao thì thân làm con dâu, khi về nhà chồng, sẽ có những thói quen, những ý kiến bất đồng, trước tiên hãy cứ học cách tôn trọng ý kiến của mẹ chồng, sau đó lựa việc mà làm. Cái nào đúng thì cứ đó làm theo, cái nào chưa thỏa mãn nhưng cũng không ảnh hưởng quá mức thì, vì cuộc sống gia đình, vì tôn trọng bố mẹ chồng và chồng cũng hãy cứ viên dung cho phải đạo. Còn như việc chưa thuận lòng thì hãy tìm cách nhẹ nhàng mà góp ý khi thích hợp với mẹ chồng.

Phận làm con dù là bố mẹ mình hay bố mẹ chồng, các cô con dâu cứ cố gắng viên dung bố mẹ, hiếu kính bố mẹ là việc cần làm, dù sao bố mẹ chồng chỉ dạy cũng là tốt cho mình. Trong mọi hoàn cảnh là người phụ nữ lo toan cho gia đình những phẩm chất đức hạnh, khoan dung, nhẫn nhịn cũng cần phải có. Phụ nữ được ví như “nước’’ dịu dàng ôn nhu, cảm hóa được mọi vật. Hãy coi đấng sinh thành của chồng mình như là bố mẹ mình, quan tâm họ lúc tuổi già, trọng chữ hiếu, trọng đạo làm con, kính trên nhường dưới, tạo hòa khí trong gia đình. “Con dâu hiếu kính cha mẹ chồng, tự ắt hoàn cảnh gia đình chồng cũng đối xử tốt với mình”.

Có câu nói “Tướng tùy tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”. Nếu tâm bạn lương thiện, coi bố mẹ chồng như bố mẹ mình mà đối đãi chắc chắn hoàn cảnh sẽ thay đổi.

Cốt yếu là mỗi người phụ nữ ai ai cũng tu dưỡng bản thân, mẹ chồng lên chia sẻ tâm sự với con dâu, con dâu thì lắng nghe và học hỏi mẹ chồng, nhẫn nhịn và khoan dung.

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai chưa biết cách dung hòa.

Thường thì mỗi khi mâu thuẫn xảy ra, nhiều người đều chỉ trích “con dâu bất hiếu” mà không nghĩ rằng nguyên nhân lại nằm ở thái độ của người chồng chưa biết dung hòa.

Đàn ông muốn quan tâm chăm sóc cho gia đình thì trước tiên cũng phải xem lại chính mình đã làm đúng bổn phận làm con, làm chồng hay chưa?.

Người già thường khó cải biến quan niệm của mình, tuy nhiên nếu như người chồng trong gia đình lại không đứng ra dung hòa trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, vậy thì đây là lỗi của người chồng. Trong cuộc sống, mỗi một mối quan hệ đều cần có sự cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau. Và trong mối quan hệ vợ chồng thì điều đó lại càng thiết thực hơn.

Khi một người đàn ông mong muốn vợ mình phải đối xử có hiếu với bố mẹ chồng, thì trước tiên cũng cần tự hỏi mình đã đối xử với bố mẹ mình cũng như bố mẹ cô ấy thế nào? Đã được tốt hay chưa? Khi một người phụ nữ đồng ý kết hôn với mình, chính là bởi cô ấy yêu mình, vậy cũng không lẽ gì mà cô ấy lại không thể yêu thương người đã chăm sóc và sinh thành người mà cô ấy yêu thương. Vậy nên, một người đàn ông muốn cho vợ sống có hiếu với bố mẹ chồng thì trước tiên cũng cần sống cho phải đạo với bố mẹ vợ, như đơn giản là thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm bố mẹ vợ, những ngày lễ tết cũng không quên những món quà ý nghĩa dành cho bố mẹ vợ.

Cũng như trong tình yêu, mỗi người đều mong muốn có được sự thương yêu, che chở. Nếu như chỉ có một bên mãi cho đi mà không được sự hồi đáp, còn một bên chỉ muốn nhận mà chẳng muốn cho đi thì sẽ làm cho một bên thấy tổn thương. Người chồng cũng nên tâm sự, chia sẻ khó khăn với vợ của mình. Không chỉ về tâm lý mà còn chia sẻ với vợ trong công việc gia đình, nội trợ, để giảm áp lực tâm lý cho người vợ và như vậy hai vợ chồng sẽ có sự thông cảm và yêu thương nhau hơn.

Một người đàn ông muốn mối quan hệ giữa mẹ và vợ mình được trong ấm ngoài êm, trước sau hòa thuận thì phải là người ở giữa đứng ra dung hòa cho hai phía, không thể bên nặng bên nhẹ. Bởi dẫu sao thì hoàn cảnh nhà mình cũng không phải là nơi cô ấy sinh ra và lớn lên, ít nhiều cũng có đôi điều khác biệt về thói quen sống, tính cách…

Có câu: “Người chồng thông minh sẽ dẫn dắt vợ trở thành nàng dâu hiếu thảo”. Khi người chồng hiếu thuận, biết quan tâm chăm sóc cha mẹ thì người vợ cũng từ đó noi gương. Không những vậy, thân làm chồng thì cần phải biết cách khéo léo dẫn vợ mình từ lạ thành quen, dần dần thích nghi với môi trường mới. Điều quan trọng hơn nữa là phải biết cách khiến cho mẹ mình và vợ mình yêu thương, gần nhau hơn.

Nhiều người cũng đồng ý với quan điểm rằng các đức ông chồng không nên kể những chuyện qua lại giữa vợ và mẹ. Rất nhiều lời nói đều mang theo tâm trạng, cho nên những lúc ấy bạn không cần phải quá thật thà. Lời tốt hay xấu, một từ cũng không nên tiết lộ, nếu không sẽ gây nên nhiều rắc rối và tổn thương cho cả hai bên.

Một người đàn ông dung hòa sẽ luôn biết cách tạo ấn tượng cho vợ mình trong mắt mẹ, luôn biết cách ghi điểm cho cô ấy, ví như: “Khi mình quan tâm với mẹ hơn thì hãy khen đó là công lao của vợ, vì từ khi có vợ cô ấy khuyên con nên yêu thương bố mẹ mình, khi mẹ mắng vợ thì đừng có ở giữa mà làm người truyền tin, nếu khi người chồng trong gia đình lại trở thành người truyền tin thì ắt sẽ khiến cho mối quan hệ này ngày càng xấu đi”. Trong cuộc sống có rất nhiều những câu nói đều mang theo cảm xúc, đôi lúc người nói đi thì nhẹ nhưng người nói lại, lại thành nặng.

 Người chồng cũng cần tu tâm dưỡng tính để hiếu kính cha mẹ, để người vợ mình noi theo. Người chồng cũng cần coi trọng đạo vợ chồng để yêu thương chia sẻ những khúc mắc khó khăn với vợ mình, để cuộc sống gia đình được hạnh phúc hơn.

Biên tập : Quang Dũng