Nguồn ảnh: secretchina

Chưa được phân loại

Không đóng cửa xe để bảo vệ tính mệnh, 3 mật mã chiến thuật của cảnh sát Hoa Kỳ

By Đăng Dũng

October 18, 2021

Trong những trường hợp thông thường, việc đóng cửa xe là những phép tắc lịch sự cơ bản, nhưng đối với cảnh sát Mỹ làm theo quy tắc như vậy, anh ta rất có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

1. Tại sao cảnh sát Mỹ không bao giờ đóng cửa xe khi họ xuống xe?

Trong những trường hợp bình thường, đóng cửa sau khi xuống xe là phép xã giao cơ bản nhất, nhưng nếu một cảnh sát Mỹ hành động theo đúng nghi thức như vậy thì rất có thể anh ta sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu một cảnh sát Mỹ muốn làm việc trong đồn cảnh sát một cách suôn sẻ cho đến khi nghỉ hưu, thì việc không đóng cửa sau khi xuống xe sẽ là “chiến thuật đầu tiên” mà họ học được khi vào sở cảnh sát.

Bạn chắc hẳn không khó để phát hiện hầu hết các cảnh sát Mỹ đều “không tắt máy” và “không đóng cửa xe”.

Nguyên nhân chủ yếu là vì họ sẽ dùng cửa để che khuất góc ngắm bắn của đối phương, cho phép họ có cơ hội nhanh chóng chạy vào xe khi đối phương nổ súng, sau đó lấy ra vũ khí được đặt trong xe để phản công.

Bởi vì cửa xe không có khả năng chống đạn và không thể chịu được hỏa lực mạnh của đối phương, vì vậy cảnh sát ở hầu hết các quốc đều sẽ không coi cửa xe là nơi bảo vệ hiệu quả, nhưng cánh cửa vẫn có thể mang lại cho họ một số cảm giác an toàn.

Các huấn luyện viên của Bộ Nội vụ Nga thường khiển trách các tân binh như thế này: “Muốn chết sớm thì trốn sau cửa xe”.

Nhưng cảnh sát Mỹ thì khác, rõ ràng họ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc này, theo hướng dẫn của cảnh sát Mỹ, việc sử dụng cửa xe trong các cuộc đấu súng là một quy trình tất yếu.

Không nghi ngờ gì nữa, tư tưởng chỉ đạo chiến thuật của cảnh sát Hoa Kỳ đã khiến cả thế giới khao khát. Nếu bạn nhìn thấy một cảnh sát Mỹ nấp sau cánh cửa xe đang mở, nhìn chằm chằm vào bạn với ánh mắt cảnh giác, nói điều gì đó với người ở bên kia bộ đàm, thì bạn nên cẩn thận. Vì rất có thể anh cảnh sát đã sẵn sàng để chống lại bạn.

Sĩ quan Tyrion nói: “Họ cười nhạo chúng tôi vì không biết chiến thuật, và chúng tôi cười họ vì không biết đấu súng”.

“Năm ngoái, một thanh niên ngổ ngáo ở Thủy quân lục chiến di chuyển bộ quân trang ra đường. Anh ta không mở cửa xe và nhiều lần cười nhạo sự cổ hủ của huấn luyện viên chiến thuật. Anh ta mua áo chống đạn và bao đựng súng, tập luyện chăm chỉ khả năng bắn sung, còn tuyên bố rằng anh ta sẽ khiến lực lượng cảnh sát phải thay đổi cách làm”.

“Sau đó, khi đang tuần tra trên đường cao tốc, anh ta gặp phải một nhóm buôn lậu ma túy. Camera trên xe cho thấy anh ta kiên quyết đóng cửa xe, và sau đó đụng độ với tội phạm”.

“Dù sao, tôi đã đến bệnh viện thăm anh ấy ba lần trong năm nay, và bác sĩ nói rằng anh ấy có thể sẽ lấy lại chức năng ngôn ngữ trong năm nay … Cầu mong Chúa phù hộ cho anh”.

2. “Đi tắt đón đầu” để có thể truy đuổi bọn cướp bất cứ lúc nào

Ngoài việc mở cửa xe, giữ xe ở trạng thái khởi động khi xuống xe cũng là kinh nghiệm của cảnh sát Mỹ từ thực tế chiến đấu.

Những thiết bị cảnh sát gắn trên xe tiêu tốn rất nhiều nguồn điện. Do đó, để những thiết bị này có thể hoạt động liên tục, cũng để thuận tiện cho việc truy đuổi tội phạm, thì việc mở cửa xe cũng gắn liền với việc duy trì trạng thái hoạt động của xe.

Những tình tiết chiến thuật “không tắt máy “không đóng cửa” đều là những bí quyết mà cảnh sát Mỹ đã tổng kết từ trong biển máu, có thể nói đó là công thức bí mật mà các nước khác cần tham khảo và học hỏi.

Một phát ngôn viên của Cảnh sát Bang Utah đã kể một câu chuyện trong một cuộc hỏi đáp trên phương tiện truyền thông:

Trong một phiên tòa xét xử ở Utah năm 2018, thẩm phán hỏi Bucheronski, kẻ đã hành hung một cảnh sát, tại sao anh ta dứt khoát ngừng bắn khi viên cảnh sát trốn sau cửa xe, và liệu hành vi này có đại diện cho điều anh ta hối hận lúc đó hay không.

Bucheronsky ngồi trên xe lăn khinh khỉnh đáp: “Bắn vào cửa xe? Tôi không ngốc!”

Vì vậy anh ta bị kết án mười tám năm tù.

Người phát ngôn nói với các phóng viên rằng do đó ông có lý do để tin rằng hành động “không đóng cửa” có thể cứu ít nhất hai trăm cảnh sát mỗi năm.

3. Tại sao xe cảnh sát Mỹ luôn “chạm tay vào đèn hậu” sau xe của đối phương?

Ngoài ra, hành động đầu tiên của cảnh sát Mỹ sau khi xuống xe là chạm vào đèn chiếu hậu của ô tô đối phương. Trên thực tế, đây cũng là một thao tác thường xuyên được thực hiện bởi mọi cảnh sát khi gọi xe dừng lại.

Mỗi cảnh sát sau khi dừng xe, hành động đầu tiên là phải chạm vào đèn hậu ô tô của bạn một lần trước khi yêu cầu bạn lấy giấy tờ. Lý do lớn nhất khiến cảnh sát Mỹ chạm vào đèn hậu ô tô là lưu lại dấu vân tay, để lại dấu vết trên chiếc xe của đối tượng.

Trước sự ra đời của máy ghi âm, việc để lại bằng chứng dấu vân tay trên đèn hậu sẽ chứng minh rằng cảnh sát đang ở hiện trường và bằng chứng dấu vân tay sẽ chỉ được sử dụng khi sự tương tác giữa người lái xe và cảnh sát dẫn đến một cuộc điều tra hình sự. Nếu chiếc xe tẩu thoát, các nhà điều tra có thể lần ra dấu vết của nghi phạm dựa trên dấu vân tay để lại trên đèn hậu của chiếc xe.

Việc để lại dấu vân tay trên gương chiếu hậu xe của đối phương đã có từ lâu đời, dù có nhiều công nghệ mới thời hiện đại nhưng cảnh sát Mỹ vẫn tuân thủ cách làm cũ nhưng rất hữu dụng này. Và một khi bằng chứng video bị hư hỏng hoặc bị mất, việc lưu lại dấu vân tay nó vẫn giúp các cảnh sát khác truy tìm tung tích của chiếc xe.

Đăng Dũng biên tập

Nguồn: secretchina