Vưu Thừa, tự Sinh Châu, biệt hiệu Vô Cầu Dư, nhà y học thời Thanh. Ông theo học Nho giáo trong những năm đầu của mình, sau đó từ bỏ và học y khoa, theo học danh y nổi tiếng Lý Trung Tử. Vì sự chăm chỉ học hành, tham gia nghiên cứu, quan tâm đến việc phòng và chữa bệnh, nên ông không chỉ giỏi chữa bệnh mà còn giỏi dưỡng sinh. Ông là tác giả của hai cuốn sách “Thọ thế thanh biên”.
Vưu Thừa đã nghiên cứu rất nhiều về nội tạng, trong cuốn “Dưỡng sinh thuyết” của mình, ông đã đưa ra những điều quan trọng về dưỡng sinh ngũ tạng. Bài giải của ông không dùng thuốc mà chủ yếu nói về phương pháp bảo vệ, nuôi dưỡng. Ông nói “Chữa thân không bằng chữa tâm”, và tin rằng sinh mệnh của con người lấy ngũ tạng làm chủ đạo, phối hợp với chức năng của tạng phủ. Đó là một quy tắc sức khỏe quan trọng.
Quả dục- dưỡng tâm chi đạo
Ít dục vọng chính là đạo dưỡng trái tim
Vưu Thừa lần đầu tiên đã chỉ ra trong cuốn “Dưỡng sinh thuyết” đã viết rằng “Muốn trái tim khỏe mạnh thì tuyệt đối không được có nhiều dục vọng, mắt không đảo quanh, tai không nghe những điều xằng bậy, miệng không nói những lời lung tung, tâm không động những điều bất chính, nhất quyết buông bỏ tham sân si ái, những chuyện thị phi. Sự chưa đến thì đừng mong chờ, gặp phải sự việc thì đừng quá lo lắng, chuyện đã qua thì không nên lưu luyến, thuận theo tự nhiên, việc cần đến sẽ đến, việc cần đi sẽ đi, tức giận sợ hãi, vui vẻ lo lắng, đều được chính lại, đây chính là đạo nuôi dưỡng trái tim” Những lời này rất hữu ích đối với cách con người nuôi dưỡng trái tim mình trong cuộc sống hàng ngày.
Y học Trung Quốc tin rằng “trái tim” là “vị quân chủ”, sự suy nghĩ, hành vi và các hoạt động sinh lý toàn thân, và tất cả đều do “trái tim” chi phối. Trong “Tố vấn linh lan bí điển luận” viết:”tâm giả, ngũ tạng lục phủ chi đại chủ dã.” “chủ minh thì hạ an, chủ bất minh thì thập nhị quan nguy, sứ đạo bế tắc mà không thông, thân thể sẽ thương tổn lớn.”
Con người có “thất tình lục dục”, dục vọng quá lớn, quá mạnh mẽ, tâm thần tất nhiên sẽ nhiễu động, thần bất nội thủ, rối loạn không an định, tất nhiên tạng phủ bị rối loạn, hao tổn khí huyết, nhẹ thì chiêu sinh bệnh tật, thậm chí tăng nhanh quá trình lão hóa, giảm bớt tuổi thọ. Vưu Thừa cảnh cáo mọi người, muốn dưỡng tâm, phải “điềm đạm hư vô, thì người đầy chân khí, tinh thần được ổn định, bệnh làm sao đến được? ”
Kiêng giận- dưỡng can đệ nhất yếu vụ
Không tức giận, bí quyết hàng đầu trong việc nuôi dưỡng gan
Vưu Thừa tin rằng gan có chức năng giải độc và có thể điều hòa khí của cơ thể. Ông cảnh báo mọi người “dễ nổi nóng thì dễ làm tổn thương gan”. Bởi vì sự tức giận có thể làm tắc nghẽn khí cơ, từ đó làm rối loạn chức năng gan. Bệnh gan dễ mắc chứng “Bạc quyết” (tương đương với đột quỵ) và các bệnh khác, đa phần là vì yêu mà giận, dễ nổi nóng.
Sách có nói giận dữ đả thương gan, máu không dưỡng gân cơ mà khí bị kích động. Khí đi ngược lên trên, nôn ra máu, ăn vào là nôn ra, mắt nhìn không rõ, khiến người ta mắc chứng bạc quyết. “Danh y tự luận” nói rằng: ngày mà con người thế gian không còn chung sống thiện thọ, đều là do không tự mình yêu quý, tranh đấu lẫn nhau, tích tụ những thứ xấu tấn công tinh thần, tổn thương đến tận tủy xương, cơ bắp mỏi mệt, chính khí ngày một suy yếu, tà khí ngày càng thịnh, tàn phá thể xác và tinh thần.
Thơ của Đào Uyên Minh nói rằng sự giận dữ giống như ngọn lửa nóng, bốc cháy và làm tổn thương chính mình
Không nóng giận, không tranh đấu, sự qua rồi thì tâm thoáng đãng, mát mẻ.
Tiệt thực- bảo dưỡng tỳ vị lương phương
Bớt Ăn – một cách tốt để duy trì lá lách và dạ dày
Làm thế nào để duy trì sức khỏe lá lách và dạ dày? Ông Vưu chủ trương tiệt thực. Ông nói: “Không được để ham muốn lấn át, nếu nhiều quá sẽ ẩm thấp, không tốt cho sức khỏe, không nên ăn nhiều quá, nếu ăn nhiều sẽ bị ứ trệ, khó tiêu. Bởi vì dục khí thăng nguyên khí, người béo mập thì không sống lâu, vì vậy nên “bớt ham muốn”, ăn ít thịt động vật, ăn chay thì tâm thanh mà dạ dày ruột khỏe mạnh.
Từ Y học hiện đại, quan điểm “tiệt thực” của Vưu Thừa để duy trì lá lách và dạ dày khỏe mạnh là phù hợp với nguyên tắc chế độ ăn uống khoa học. Các chuyên gia nghiên cứu rằng ăn quá no có bốn mối nguy hiểm lớn:
1. Ăn quá nhiều dẫn đến béo phì và có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như tăng lipid máu, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, bệnh gút,… Vì vậy, “béo nhưng không sống lâu, là nguồn gốc của bách bệnh”.
2. Toan hóa máu. Do ăn quá no trong thời gian dài, quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng lên, các chất chuyển hóa có tính axit sinh ra sẽ làm toan hóa máu, máu bị toan hóa có thể sinh ra nhiều bệnh. Vì vậy, các nhà y học cho rằng “tất cả các bệnh đều bắt đầu từ nhiễm toan”.
3. Quá nhiều gốc tự do được tạo ra. Ăn quá nhiều trong thời gian dài, đặc biệt là ăn nhiều chất béo, cholesterol cao và nhiều đường có thể khiến cơ thể sản sinh quá nhiều gốc tự do. Các nghiên cứu đã khẳng định, gốc tự do chính là “thủ phạm” gây ra lão hóa, nó không chỉ thúc đẩy lão hóa bệnh lý mà còn đẩy nhanh lão hóa sinh lý.
4. Gây ra chứng sa sút trí tuệ do tuổi già. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một chất được gọi là “yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi” có thể thúc đẩy quá trình xơ cứng động mạch não và gây ra bệnh Alzheimer. Ăn no lâu ngày, chất “yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi” này sẽ tích tụ trong não. Trong “Thoái am tùy bút” nói: “Nếu bạn ăn càng nhiều, trái tim càng tắc nghẽn, tuổi thọ càng giảm.” Chuyên gia chống lão hóa người Mỹ Hill đã chỉ ra một cách nghiêm túc: “Ăn quá no trong thời gian dài là tự đào mồ chôn chính mình. Nếu bạn bị cám dỗ bởi thức ăn ngon, theo đuổi việc ăn uống một cách mù quáng, thì tác hại của nó sẽ xâm nhập vào từng tế bào của cơ thể bạn và cuối cùng sẽ hủy diệt bạn.”
Dưỡng khí- dưỡng phổi yếu chỉ
Dưỡng khí -Yếu tố cần thiết để nuôi dưỡng phổi
Vưu Thừa trong “Dưỡng phổi luận” chỉ ra phổi chi phối khí của toàn bộ cơ thể, mà “thất tình chi khách, giai khí chủ chi”, cái gọi là điều chỉnh “thất tình” để dưỡng khí liền có thể trực tiếp dưỡng phổi. Ngoài ra, thận trọng lời nói, chế độ ăn uống, cũng có thể ngăn ngừa tổn thương phổi.
Phổi chi phối khí của toàn bộ cơ thể, có nghĩa là khí của toàn bộ cơ thể đều thuộc về phổi, dưới sự chi phối của phổi, phàm là nguyên khí, tông khí, vệ khí, doanh khí,… đều cần thông qua sự hô hấp của phổi; mà các chức năng của các tạng phủ trong cơ thể con người cùng với kinh lạc, doanh khí, vệ khí, đều dựa vào phổi điều tiết mà đưa nó lên xuống ra vào, phát huy tác dụng chức năng đặc thù của nó. Có thể thấy được, phổi là chúa tể của khí. Như trong “Tố vấn ngũ tạng sinh thành” có viết: “Khí toàn thân, đều thuộc về phổi.”
“Thất tình” bao gồm hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh (vui, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, kinh hãi), là các cảm xúc thuộc về tinh thần của con người. “Tố vấn âm dương ứng tượng đại luận” nói: “Ngũ tạng hóa ngũ khí, từ đó sinh ra hỷ nộ bi ưu khủng”. Trong “Tố vấn cử thống luận” nói: “Bách bệnh sinh khí cũng vậy, nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí tiêu, khủng tắc khí hạ… kinh tắc khí loạn… tư tắc khí kết.”( giận quá khí lên, vui quá khí bị trì trệ, buồn quá khí tiêu tan, sợ quá khí xuống…kinh hãi thì khí loạn…nghĩ nhiều thì khí bị tụ lại). Vưu Thừa nói “điều tiết thất tình để dưỡng khí, có thể trực tiếp bảo dưỡng phổi. Bởi vì các loại cảm xúc tương ứng với ngũ hành, ngũ tạng. “Tố vấn âm dương ứng tượng đại luận” nói gan liên quan với tức giận, trái tim tương ứng với sự vui mừng, lá lách liên quan với sự suy tư, phổi liên quan với cảm xúc buồn rầu, thận ảnh hưởng bởi nỗi sợ.
Bệnh tim và phổi, tâm khí không đủ, thì huyết vận vô lực, dẫn đến khí huyết của phổi không thông. Bệnh lá lách và phổi, lá lách là nguồn sinh khí huyết, tân khí của phổi dựa vào lá lách vận hóa sinh ra, cung cấp thủy cốc tinh vi. Nếu tỳ suy nhược, khí huyết sinh ra không đủ, thường dẫn đến khí phổi không đủ. Bệnh gan và phổi, rối loạn chức năng gan có thể ảnh hưởng đến sự suy giảm của khí phổi, làm cho khí phổi bị cản trở. Bệnh thận và phổi, thận dương không đủ, khí hóa không được, thủy dịch phiếm lạm, cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi. Do đó có thể thấy ảnh hưởng của cảm xúc đối với phủ tạng, đều có thể lan đến phổi, chức năng của các nội tạng ảnh hưởng lẫn nhau. Điều chỉnh thất tình có tác dụng tốt đối với chức năng ngũ tạng, cũng là trực tiếp bảo trì phổi.
Thận trọng trong lời nói có thể ngăn ngừa tổn thương khí phổi. Giảm khẩu phần ăn, nhất là ăn ít dầu mỡ, đồ ngọt có thể chống kích ứng đường tiêu hóa, ngăn đờm kết dính ở phổi, làm phế quản phổi không bị tắc nghẽn, có lợi cho việc dưỡng khí, ích phổi.
Tích tinh- dưỡng thận chi yếu
Giữ tinh lực, điểm cốt yếu dưỡng thận
Vưu Thừa dựa vào “lý thận tàng tinh, chủ trương giảm ham muốn tình dục, chuyện chăn gối”. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng thận vi tiên thiên chi bản, là cái gốc của sinh mệnh. Thận tinh nhiều hay ít, quyết định toàn bộ quá trình lớn lên, già đi và chết đi của con người. Người ta thường nói “chưa già đã yếu”, đó là vì thận hư. Nhà Minh có danh y nổi tiếng Trương Cảnh Nhạc nói: “ngũ tạng là gốc rễ của thân người, thận là gốc rễ của ngũ tạng. Vì vậy, muốn sống lâu, cần phải bổ thận. ”
Y học hiện đại cho rằng thận có quan hệ mật thiết với “hệ thống hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục”. Thận suy có thể biểu hiện như rối loạn chức năng nội tiết thần kinh, suy yếu chức năng sinh sản và lão hóa sớm. Người ta khẳng định rằng tinh được giữ trong thận có lợi cho việc chống lão hóa. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng chức năng thận trong y học Trung Quốc cũng liên quan chặt chẽ đến hệ thống miễn dịch. Ở những bệnh nhân bị thận hư, số lượng tế bào T và chức năng của chúng cũng bị suy yếu. Sau khi điều trị bổ thận, số lượng và chức năng của tế bào T phục hồi ở các mức độ khác nhau (Một loại tế bào lympho T, đóng vai trò quan trọng trong quá trình miễn dịch).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thận hư, bao gồm cả sinh lý và bệnh lý, trong đó quan hệ tình dục quá độ, ham muốn quá mức, cảm xúc thái quá là một trong những nguyên nhân phổ biến.
“Hoàng Đế Nội Kinh” nói, “Tinh khí của người đàn ông cũng vậy, gốc rễ của thân người cũng thế”, Y học cổ truyền Trung Quốc luôn tin rằng quan hệ tình dục bừa bãi, phóng túng bản thân là điều cấm kỵ của việc giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa lão hóa. Sắc dục quá độ tất yếu sẽ làm suy kiệt tinh khí của thận, làm suy giảm chính khí của cơ thể, gây rối loạn nội tiết, suy giảm chức năng miễn dịch, khả năng chống lại bệnh tật kém, rối loạn chuyển hóa, sinh ra nhiều loại bệnh. Ít ham muốn là điểm cốt yếu của việc dưỡng thận, vì vậy chúng ta phải chú ý đến nó trong cuộc sống hàng ngày.
Thảo Nguyên biên dịch
Nguồn: aboluowang