Quân tử mà người xưa nói đến, là người có một cảnh giới cao thượng khó mà đạt đến được, đạt được những thứ mình kỳ vọng cũng không vui mừng quá, mất đi những thứ yêu thích thì cũng không đứt cả ruột gan.
Danh thần Phạm Trọng Yêm thời Bắc Tống ngày nhỏ đã khắc khổ đọc sách, đã đọc qua những tác phẩm kinh điển của Nho gia như (Kinh Thi), (Thượng Thư), (Lễ Kí), (Xuân Thu) v.v, sau đó lại tiếp thu ảnh hưởng của tư tưởng Phật gia, kính tín Thần Phật.
Ông làm quan mấy chục năm, sống một cuộc sống cần kiệm và giản dị, thậm chí khi làm tể tướng thì cũng không xây nhà to cửa rộng, có người chủ trương xây nhà mới cho ông, ông nói: “Cái con người truy cầu là đạo nghĩa, một người nếu trong tâm có đạo nghĩa, bất luận xảy ra chuyện gì thì sẽ luôn cảm thấy vui vẻ đủ đầy.”
Phạm Trọng Yêm không mua và để lại đất đai cho con cháu sau này, ông dùng của cải tiết kiệm được để mở dạy trường học, lập nghĩa điền, chu cấp cho người nghèo. Cả đời ông nhiều lần bị giáng chức vì dám đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa, nhưng ông cũng không vì cảnh ngộ của bản thân mà cảm thấy đau buồn, ông đã ba lần làm quan ở kinh thành và cũng ba lần bị giáng quan điều ra khỏi kinh thành.
Năm Thiên Thánh thứ 7, vừa mới vào kinh thành nhậm chức Mật các Hiệu lý, Phạm Trọng Yêm đã bị giáng chức điều ra khỏi kinh thành vì dâng sớ phản đối hoàng thái hậu phô trương lãng phí. Đây là lần thứ nhất ông vào kinh làm quan và bị giáng quan ra khỏi kinh thành.
Năm Minh Đạo thứ 2, ông nhậm chức Hữu tư gián, vì kiên trì đòi sự công bằng cho người khác mà ông bị hoàng đế giáng chức điều đến Mục Châu. Đây là lần ông vào kinh làm quan và bị giáng quan ra khỏi kinh thành lần thứ 2.
Năm Cảnh Hựu thứ 2, Phạm Trọng Yêm được thăng quan đến chức Lễ bộ Viên ngoại lang. Khi đó Lã Di Giản làm tể tướng, vì Phạm Trọng Yêm trực ngôn can gián, Lã Di Giản liền dâng tấu lên hoàng thượng bổ nhiệm Phạm Trọng Yêm làm Tri phủ Phủ Khai Phong, đồng lời chuyển lời đến Phạm Trọng Yêm “không được làm quan can gián, không được nghị luận quốc sự”. Đây chính là lần ông vào kinh làm quan và bị giáng ra khỏi kinh thành lần thứ 3.
Nếu là một người bình thường khi đối mặt với những sự việc trên thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người không chịu nổi, suy nghĩ hết việc này đến việc khác, sẽ khiến đầu óc nảy sinh ra nhiều ý nghĩ không đúng đắn, “tướng do tâm sinh” chính là có ý nghĩa này. Nhưng Phạm Trọng Yêm lại không hề bị động tâm.
Không lo được lo mất, dùng cái tâm bình thường đối đãi với những chìm nổi và biến cố trong cuộc đời, đây là một cảnh giới không hề dễ đạt được. Lão Tử đã chỉ ra tình hình chân thực chốn nhân gian trong “Đạo Đức kinh” rằng: “Ồn ào náo nhiệt đều vì lợi mà bôn tẩu”, đó là nói chốn nhân gian, đại đa số người đều vị lợi ích cá nhân mà bận rộn ngược xuôi, đạo đức, nhân nghĩa có thể là một loại lý tưởng, nhưng thời khắc then chốt, có bao nhiêu người có thể buông bỏ lợi ích cá nhân, nghĩ cho người khác đây?!
Quân tử mà người xưa nói đến, là một cảnh giới cao thượng khó mà đạt đến được, đạt được những thứ mình kỳ vọng cũng không vui mừng quá, mất đi những thứ yêu thích thì cũng không đứt cả ruột gan.
Trong tác phẩm “Nhạc Dương lâu ký”, Phạm Trọng Yêm viết: “Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỷ bi”, nghĩa là: “Không vui buồn vì được mất cá nhân”. Người xưa nói, không tu Đạo mà đã ở trong Đạo. Khi chúng ta xem một câu thiên cổ khác trong “Nhạc Dương lâu ký”: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc như lạc”, nghĩa là: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, thì có thể thể hội được tấm lòng của Phạm Trọng Yêm rồi.
Nguồn: Minghui.org
Chân Nhiên