Đát Kỷ Trụ Vương. Nguồn ảnh: tamthuc.com

Khám Phá

Kỳ lạ: Tại sao muốn trị Đát Kỷ phải dùng đến thanh kiếm gỗ

By Đăng Dũng

September 07, 2021

Ai thích văn hóa truyền thống đều đã từng xem qua “Phong Thần Diễn Nghĩa”. Vân Trung Tử muốn tặng thanh kiếm gỗ cho Trụ Vương để ông tiêu diệt Đát Kỷ, nhưng sau đó Trụ Vương đã đốt thanh kiếm đó đi.

Tại sao Vân Trung Tử không sử dụng kiếm kim loại? Đạo lý ở đây không được đề cập đến trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, mà nó được ghi lại trong một cuốn sách khác.

1.  Vân Trung Tử tặng một thanh kiếm gỗ

Sách cổ “Chu Triều bí sử” ghi lại:

Lúc đó ở núi Trung Nam có người tu luyện tên là Vân Trung Tử, một hôm thấy Ký Châu, yêu khí xông lên khắp tường vách, liền bảo Đạo Tông cầm lấy gương thần mà chiếu, cáo già ngàn tuổi lại chạy xuống Thương Đô.

Vân Trung Tử thở dài và nói: “Nếu ta không quét sạch con quỷ này, sẽ mất dân, mất nước”.

Sau đó, Vân Trung Tử ra lệnh cho Đạo Tông chặt cây bách khô dưới núi, làm thành một thanh kiếm, đeo vào người đi đến nhà Thương. Đạo Tông nói: “Sư phụ ta muốn trừ tà ma, dùng kiếm gỗ khô này thì có tác dụng gì?”.

Vân Trung Tử nói: “Hồ ly ngàn năm, không phải là gỗ khô ngàn tuổi thì không thể khiến nó hiện nguyên hình”. Sau đó giả làm một đạo sĩ vân du đi đến nhà Thương, nhìn thấy khắp nơi đều có yêu khí đặc biệt là trong cung điện.

2. Trụ Vương đốt thanh kiếm gỗ

“Chu Triều bí sử” có ghi: Đát Kỷ là một con cáo già thành tinh, giả dạng người, nghe tin vua Trụ cầm kiếm gỗ vào cung thì nằm ngất xỉu trên ghế. Vua Trụ nghe đến đây liền đến xem xét.

Đát Kỷ nói: “Thần thiếp từ nhỏ lớn lên trong vùng sâu thẳm, bị sốc khi nhìn thấy thanh kiếm, thiếp đã sợ hãi đến phát bệnh, và cầu xin Trụ Vương bỏ nó đi”. Trụ Vương nói: “Vị đạo sỹ này cho ta thanh kiếm gỗ để xua đuổi tà ma. Tại sao chúng ta phải sợ hãi?”, Đát Kỷ nói: “Cung điện của Đại vương bao phủ bởi ánh sáng vàng yêu ma nào dám đến? Trò ảo thuật này chỉ khiến Trụ Vương mê hoặc và cầu xin nhà vua hãy nhanh chóng đốt nó đi”.

Vua Trụ nói:“Được!” Sau đó ông ra lệnh đốt thanh kiếm đi. Ngày hôm sau, Thái sư Nguyên Du bẩm với vua Trụ rằng: “Tà linh đi thẳng qua Tử Vệ, đã ở trong cung, khẩn cầu lục cung tìm bùa trừ tà”.

Vua Trụ hỏi Đát Kỷ chuyện này, Đát Kỷ nói: “Thần thiếp tuy trẻ tuổi nhưng thông thạo niên sử, thiên văn, thần thiếp quan sát mấy đêm, thấy trong cung không có tà khí.

Thái sư Nguyên Du này thâm giao với đạo sỹ, lời nói ra khiến dân chúng hoang mang. Xin Ngài cắt chức để trấn áp lời ác, rồi xây tháp cao tầng trong cung để các tai họa biến thành điềm lành”.

3.  Lựa chọn vào những thời điểm quan trọng

Nhiều người thường đọc những câu truyện cổ tích đều biết rằng nhiều việc xảy ra ở thế gian đều là ý trời. Thực sự là đến lúc nhà Thương nên diệt vong. Nhưng đối với một cuộc sống nhất định, sẽ có sự lựa chọn của riêng từng người. Nếu vua Trụ không bị sắc dục mê hoặc, không bức hại thần dân của mình, thì dù nhà Thương có bị diệt vong, thì ông ta vẫn sẽ có một tương lai tốt đẹp. Nếu vua Trụ không đốt thanh kiếm gỗ để trị Đát Kỷ thì cái kết sẽ tốt hơn nhiều.

Bội Độ, tể tướng năm đó, trong mệnh sẽ bị chết đói nhưng lại trở thành tể tướng. Tại sao? Đó là bởi vì ông ấy đã tích được đức lớn mà không ai có thể làm được vào thời khắc then chốt. Một hôm, có một người phụ nữ muốn cứu cha mình bằng một miếng ngọc bích, nhưng không may bị làm mất, người phụ nữ định gieo mình xuống sông thì đúng lúc đó Bội Độ chạy đến đưa cho cô miếng ngọc bích cô đã làm mất. Sau khi Bội Độ nhặt được, ông ta không cất dấu riêng mình mà trả lại cho người phụ nữ. Vì vậy mà ông đã gián tiếp cứu sống 2 cha con người phụ nữ, từ đó thay đổi số mệnh.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: secretchina