Nếu tìm hiểu về kiến trúc Nhật Bản mọi người sẽ thấy người Nhật rất thích xây nhà ở, đền chùa,… hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên.
Theo nghiên cứu thì cả trong thời cổ đại người Nhật cũng chuộng dùng gỗ xây nhà thay vì dùng đá vì đây là khu vực có nhiều động đất, thiên tai. Thật ra thì đây là một kỹ thuật có tên là Daisugi (台杉).
Daisugi là một kỹ thuật lâm nghiệp đã có hàng thế kỷ được phát triển ở Nhật Bản khiến thế giới kinh ngạc khi kỹ thuật này không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, xuất phát từ phương pháp cắt tỉa trên gốc cây tuyết tùng.
Được phát minh bởi người dân vùng Kitayama từ thế kỷ 14, phương pháp này có thể áp dụng ở bất cứ vùng đất nào và cho phép nhà trồng cây rút ngắn chu trình thu hoạch, tăng sản lượng gỗ. Ngày nay kỹ thuật cổ xưa áp dụng nhiều ở các khu vườn trang trí trên thế giới.
Tương tự như nghệ thuật bonsai, kỹ thuật trồng cây daisugi về cơ bản liên quan đến cách cắt tỉa cây tuyết tùng gốc để chỉ những chồi thẳng nhất mới được phép phát triển và vươn cao. Việc cắt tỉa các nhánh cây được thực hiện khoảng 3-4 năm/lần và đảm bảo rằng cây mọc thẳng và không có bất kỳ nhánh nào.
Sau khoảng 20 năm, những chồi cây khổng lồ đó đã trở thành những cây tuyết tùng khổng lồ và có thể khai thác để lấy gỗ hoặc trồng lại để tái sinh rừng. Do vậy người ta vẫn lấy được gỗ cần dùng nhưng không phải chặt cây tận gốc.
Đến khoảng thế kỷ 16, nhu cầu về gỗ tuyết tùng Kitayama đã giảm xuống, kỹ thuật daisugi cũng được sử dụng hạn chế hơn. Tuy nhiên, vì hiệu ứng nổi bật của nó, daisugi vẫn được áp dụng trong các khu vườn trang trí trên khắp Nhật Bản.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: tinmoi.vn