Nguồn ảnh: en.photo.pic

Làm Cha Mẹ

Làm thế nào để nói chuyện với con về bạo lực?

By Đăng Dũng

June 07, 2021

Trẻ em tiếp xúc với những hình ảnh bạo lực gần như hàng ngày, dù trên các phương tiện truyền thông hay ngoài đời thực. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với hình ảnh bạo lực có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần và tình cảm của trẻ. Các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người có con nhỏ, hãy tự hỏi mình làm thế nào để nói về bạo lực với con cái của họ.

Dưới đây là bốn cách từ báo The Conversation U.S. cung cấp thông tin chi tiết về cách trò chuyện với trẻ em về bạo lực.

1. Dạy trẻ kiên cường:

Vanessa LoBlue, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Rutgers-Newark, viết về những cách cha mẹ có thể nuôi dưỡng một môi trường hỗ trợ trẻ phát triển khả năng phục hồi sau các tình huống căng thẳng.

LoBlue viết: Việc thực sự lắng nghe con trẻ chia sẻ về cảm xúc của chúng không chỉ thể hiện sự quan tâm và chấp nhận đối với đứa trẻ, mà còn giúp chúng học cách công nhận giá trị cảm xúc của mình trong từng hoàn cảnh. Cho phép trẻ tự giải quyết vấn đề của mình – ngay cả khi gặp phải thất bại – chính là một cách giúp trẻ rèn luyện tính kiên cường.

LoBlue viết: “Giúp trẻ em xây dựng tính kiên cường là điều đặc biệt quan trọng hiện nay, vì người Mỹ đang phải đối mặt với những bất ổn định trong cuộc sống hàng ngày. Các bậc cha mẹ cũng cần phải bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình để cung cấp cho trẻ em sự hỗ trợ quan trọng: Học cách tự phục hồi, tự đứng lên sau những vấp ngã không chỉ là chuyện dành cho trẻ nhỏ”.

2. Dạy trẻ suy nghĩ chín chắn về sự bất bình đẳng trong hệ thống:

Có lẽ gần đây không có nghề nào bị công chúng soi xét nhiều như nghề cảnh sát. Trong vòng chưa đầy một tháng vào mùa xuân năm 2021, đã có ít nhất ba vụ nổ súng gây tử vong do cảnh sát cấp cao cướp đi sinh mạng của những người trẻ tuổi: Adam Toledo, 13 tuổi ở Chicago; Daunte Wright 20 tuổi ở Trung tâm Brooklyn, Minnesota; và Ma'Khia Bryant, 16 tuổi ở Columbus, Ohio.

Adam Fine, giáo sư tội phạm học và tư pháp hình sự, và Kathleen Padilla, một nghiên cứu sinh về tội phạm học và tư pháp hình sự cho hay: “Những nhận thức này không chỉ ảnh hưởng đến từng đứa trẻ; chúng cũng ảnh hưởng đến xã hội, vì chúng ta phải lưu ý rằng nhận thức tiêu cực về cảnh sát có thể ngăn cản những người trẻ da màu theo đuổi sự nghiệp thực thi pháp luật này.“

3. Xác thực cảm giác của con bạn

Thật không may, trẻ em đối với bạp lực dường như rất quen thuộc. Trong các trường học ở Hoa Kỳ hiện nay, học sinh tích cực tập trận bắn súng và tham gia vào các phong trào biểu tình chống bạo lực. Kyle Greenwalt, phó giám đốc và phó giáo sư giáo dục tại Đại học Bang Michigan, và năm học giả khác đưa ra gợi ý về cách nói chuyện với sinh viên về cuộc bạo động ở Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Đồng tác giả của Greenwalt, Kei Kawashima-Ginsberg, giám đốc Trung tâm Thông tin & Nghiên cứu về Học tập và Tương tác của Công dân tại Đại học Tufts. “Đừng xem thường bất kỳ học sinh nào vì ý kiến ​​của họ – nhưng hãy dạy họ luôn xem xét ý định và các tác động mà chúng có thể gây ra cho những người xung quanh.”

4. Hãy biết con mình đang tiếp xúc với những gì:

Internet tràn lan những hình ảnh bạo lực khiến nhiều trẻ em dễ bị tổn thương tâm lý. Daniel J. Flannery, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Phòng chống Bạo lực Begun, mô tả việc tiếp xúc với bạo lực có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm, tức giận và lo lắng cao hơn rất nhiều lần.

Flannery viết: “Cha mẹ có một vai trò quan trọng. Biết được con cái của họ đang ở đâu, chúng đang làm gì và với ai là một số trong những cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ em. Điều đó cải thiện kỹ năng sống của chúng để tự đối mặt với những gì đang diễn ra ở thế giới xung quanh ”.

Nguồn: The Conversation.

Phương Uyên biên tập