Thuốc không phải là cách duy nhất có thể tiếp thêm cho bạn một chút serotonin. Sau đây là 4 lựa chọn thay thế theo chứng minh của khoa học.
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu serotonin là gì?
Nếu như các chất dẫn truyền thần kinh được xếp vào một bảng xếp hạng như trong sách kỷ yếu thì serotonin chắc chắn sẽ đạt được danh hiệu chất làm cho bạn hạnh phúc. Sẽ thật tuyệt nếu như bạn có đủ nó, nhưng nếu chỉ thừa hay thiếu một chút thôi cũng có thể làm cho câu chuyện rẽ sang một hướng khác.
“Những người bị thiếu hụt serotonin rất có thể sẽ gặp rủi ro khi phải đối mặt với những triệu chứng của bệnh trầm cảm và chứng lo âu“ – theo bác sĩ, chuyên gia tâm lý Gregory Scott Brown.
Sự thật là việc mất cân bằng serotonin đã từ lâu là mối liên hệ đến sự điều chỉnh về tâm trạng, các hành vi xã hội, sự thèm ăn, giấc ngủ, trí nhớ, ham muốn tình dục và cả những hoạt động trong đời sống. Nó là một chất rất quan trọng cho hệ thần kinh trung ương, cũng như là hệ tiêu hóa, vì vậy nên nó có ảnh hưởng cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Dựa vào việc nó có thể có liên quan trực tiếp với bệnh trầm cảm, serotonin là mục tiêu chính của loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất được kê ngoài thị trường: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). Bằng cách ức chế sự tái hấp thụ serotonin vào nơ ron thần kinh não, số lượng serotonin giúp kích thích sự hoạt động của não bộ sẽ tăng lên và từ đó có tác dụng giúp điều chỉnh tâm trạng và các quá trình hoạt động khác.
Nhưng thuốc không phải là giải pháp duy nhất.
Những liệu pháp tự nhiên giúp tăng serotonin:
1. Ánh năng mặt trời:
Hãy dành nhiều thời gian hơn ở ngoài trời. Giới khoa học đã tìm hiểu được rằng những người bị thiếu hụt vitamin D đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm những bệnh về tâm lý. Cách tốt nhất để nạp vitamin D và phòng tránh những rủi ro về sức khỏe chính là dành thời gian ở ngoài trời, tận hưởng ánh nắng, tiếp đó là ăn những đồ ăn chứ vitamin D hay thực phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin D.
2. Ngủ:
Mặc dù có nhiều tranh cãi về việc liệu rằng thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm hay là tác dụng phụ của bệnh trầm cảm, nhưng trong thực tế giấc ngủ vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp ổn định tâm trạng và việc ngủ đủ giấc cũng là một cách để bạn làm tăng serotonin một cách tự nhiên.
3. Thiền định:
Việc thiền định có thể giúp tăng cường các hoạt động của chất ức chế dẫn truyền thần kinh (GABA). Chất này giúp chúng ta thư giãn, gia tăng hoạt động của sóng não và điều này sẽ giúp làm giảm sự lo âu.
4. Liệu pháp tâm lý:
Liệu pháp tâm lý thì không phải là thuốc nên nó cũng được cân nhắc đưa vào danh sách này và hiệu quả của nó thì thật sự có thể làm nên sự khác biệt.
Tuy nhiên đối với những người có chứng trầm cảm nặng, những phương pháp trên có thể không có hiệu quả, vì thế nên bác sĩ vẫn tin tưởng rằng uống thuốc có lẽ là một lựa chọn đúng đắn. Nhưng trước khi tìm đến thuốc, bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân chữa trị bằng liệu pháp tâm lý nhưng nếu bệnh nhân thấy bệnh tình của mình đã quá nặng, không có khả năng sinh hoạt cuộc sống như bình thường, lúc ấy bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc kê đơn.
Vậy thì bạn có thể bị dư thừa serotonin không?
Nếu là một chất làm con người ta hạnh phúc thì không thể nào thừa được đúng không? Sai rồi! Đôi khi quá nhiều thứ tốt lại gây mất cân bằng, trở thành một điều có hại hơn là có lợi.
Nếu như cho bệnh nhân thuốc để tăng serotonin tới một mức rất cao, điều này sẽ tạo thành hội chứng serotonin. Hội chứng serotonin là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng do tăng hoạt tính serotonin trong hệ thần kinh trung ương mà thường là liên quan đến thuốc.
Dấu hiệu của hội chứng này bao gồm: lo lắng, kích động, bồn chồn, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, run, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, nhồi máu cơ, tăng trương lực cơ, nhuyễn thể.
Hơn nữa còn những triệu chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng như: sốt cao, co giật, nhịp tim bất ổn định, hay bất tỉnh. Hãy tìm sự điều trị khẩn cấp nếu như bạn đang uống thuốc theo đơn và đồng thời gặp phải những triệu chứng kể trên!
Nguồn bài: Orlovsky
Phương Uyên biên dịch