Một người lương thiện thường coi nhẹ những gian khó cũng như hỷ lạc mà họ gặp phải trong kiếp sống nhân sinh. Người có phẩm chất cao thượng và lòng tự trọng thường làm nhiều việc tốt để giúp đỡ những người khác mà không mong cầu được báo đáp. Những người nhận được sự hào phóng rộng lượng của họ cũng sẽ bắt đầu tự mình làm theo như vậy. Nhờ điều này, những người tốt có thể nhận được phúc báo bất ngờ cho hành động của họ. Đó chính là lẽ nhân quả tuần hoàn của quy luật tự nhiên.
Vào cuối thế kỷ 19 ở Mỹ, có hai thanh niên có hoàn cảnh gia đình khó khăn đã được nhận vào trường đại học. Để kiếm tiền trang trải học phí và chi phí sinh hoạt, họ đã nghĩ ra một cách kiếm tiền. Họ quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc cho một nghệ sĩ piano nổi tiếng và hy vọng sẽ kiếm được chút tiền hoa hồng. Họ đã tìm thấy một nghệ sĩ piano nổi tiếng trong vùng của họ, ông Ignace Paderewski.
Người quản lý của Ignace Paderewski và hai thanh niên trẻ đã thỏa thuận với nhau và nhất trí rằng vị nhạc sĩ sẽ nhận được 2.000 đô-la thù lao cho buổi biểu diễn. Vị nhạc sĩ cũng đồng ý với đề xuất đó và cho rằng đó là một khoản thù lao hấp dẫn. Nhưng đối với hai thanh niên trẻ, 2.000 đô-la là một số tiền rất lớn. Nếu buổi biểu diễn không thu về được 2.000 đô-la, họ sẽ bị lỗ.
Hai thanh niên trẻ đã ký hợp đồng và bắt đầu dốc sức cho một buổi hòa nhạc thành công. Cuối buổi hòa nhạc, sau khi kiểm kê số tiền mà họ thu được, họ phát hiện rằng họ chỉ thu được 1.600 đô-la. Họ đã đưa toàn bộ số tiền đó cho Paderewski, và cũng đưa cho ông một giấy nợ 400 đô-la với lời hứa rằng họ sẽ hoàn trả số tiền đó ngay khi có thể.
Paderewski đã rất xúc động trước hai người thanh niên nghèo và đã xé giấy nợ đó. Sau đó, ông đã đưa trả 1.600 đô-la cho hai người thanh niên và nói: “Hãy dùng số tiền này để trả học phí và phí sinh hoạt. Với số tiền còn lại, các cậu hãy lấy 10% như là tiền hoa hồng. Tôi sẽ lấy phần còn lại”. Hai thanh niên này đã vô cùng xúc động.
Nhiều năm sau, cuối chiến tranh thế giới I, Paderewski đã trở lại quê hương Ba Lan và trở thành Thủ tướng Ba Lan. Bị tàn phá bởi chiến tranh, đất nước này đã trải qua những khó khăn về tài chính và người dân ở đó đang chết đói. Hàng vạn người dân đói khổ đang cầu xin ông giúp đỡ. Ông đã đôn đáo khắp nơi nhưng không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này. Không còn lựa chọn nào khác, ông đã tìm đến Herbert Hoover, chủ tịch Cơ quan Cứu trợ và Lương thực Hoa Kỳ để cầu trợ giúp. Khi Herbert Hoover nhận được lời kêu gọi trợ giúp, ông đã lập tức phản hồi rằng ông sẽ gửi cho Ba Lan một lượng viện trợ lớn.
Không lâu sau, hơn một vạn tấn lương thực viện trợ đã đến Ba Lan. Thảm kịch ở Ba Lan đã được đẩy lùi. Thủ tướng Paderewski muốn gặp mặt trực tiếp để cảm ơn Herbert Hoover và hẹn gặp ông ở Paris. Khi hai người gặp nhau, Herbert Hoover nói: “Ông không cần cảm ơn tôi. Chính tôi mới phải cảm ơn ông. Thủ tướng Paderewski, có một việc có lẽ ngài đã quên từ lâu, nhưng tôi sẽ luôn ghi nhớ! Khi còn ở Hoa Kỳ, ngài đã giúp đỡ hai sinh viên đại học nghèo. Tôi chính là một trong hai thanh niên đó ”.
Thời thượng cổ, khi các Thánh nhân như vua Nghiêu, Thuấn cai quản, họ đều là những người tu Đạo, đồng hóa với Đạo, nên mọi hành động, lời nói, chính lệnh đã hợp với Đạo, nên cũng không cần giảng về Nhân. Thời đó con người cũng sống chân thật, đơn giản, thuần thiện, chất phác, cả xã hội đều rất gần với Đạo, nên cũng không cần giảng nhân nghĩa, lễ nghĩa, phép tắc, luật pháp, hình phạt. Đây là thời kỳ dùng Đạo và Đức cai quản xã hội.
Đến thời nhà Thương, con người đã xa rời chính Đạo, say mê vào các phương thuật, vu thuật, phong khí đồng cốt thịnh hành. Những kẻ giả Thần, giả Thánh, giả tu khuynh loát triều chính và xã hội. Các nghi thức tế lễ càng ngày càng cầu kỳ, càng chú trọng lễ vật cúng tế, và đã xuất hiện tế sống động vật, rồi đến tế sống người, chôn người sống theo người chết. Xã hội bắt đầu đi vào mê tín, dã man. Đây là thời kỳ Đạo mất, Đức mất, trong khi Nhân chưa được sinh ra.
Khổng Tử ứng với Thiên mệnh sinh ra để khôi phục lại nền Nhân chính và chế độ Lễ nhạc thời Chu của Chu Công, Văn Vương, Võ Vương. Nhưng Khổng Tử đi chu du liệt quốc truyền bá tư tưởng Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, của Nho học, nhưng xã hội suy vi, lòng người sa sút, không nước nào tiếp thu.
Các nước chư hầu chỉ muốn sao tranh giành chiếm đoạt được thêm đất đai bờ cõi, thêm tài sản, của cải, nhân lực, nên chỉ áp dụng các tư tưởng binh gia (quân sự) và pháp gia (luật pháp). Đây chính là thời Lễ mất thì sinh pháp luật. Thời này điển hình là nhà Tần áp dụng hình pháp của Thương Ưởng, tuy khiến xã hội ổn định tạm thời, nhưng người người e dè sợ sệt nhau, rồi cuối cùng cũng sinh loạn lạc.
Trong xã hội hiện nay, có luật pháp mà nhiều người vẫn không tuân theo, các tệ nạn xã hội trộm cắp, cướp giết, lừa đảo, tham nhũng, buôn gian bán lận, cậy quyền thế bẻ cong pháp luật, cậy tiền tài mua chuộc hối lộ tư pháp, dân oan khiếu kiện khắp nơi. Rồi các tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, cờ bạc, đề đóm, mại dâm, ấu dâm, buôn bán phụ nữ, buôn bán người, bắt cóc tống tiến, ngoại tình, nát rượu… cũng xảy ra mọi lúc mọi nơi, khiến con người trở nên trơ lì, vô cảm với các tệ nạn xã hội.
Tự luật (tự giác tuân thủ luật pháp, kỷ luật) sẽ là tiêu chuẩn đánh giá bậc chính nhân quân tử với bậc ngụy quân tử, kẻ giả nhân giả nghĩa, đánh giá bậc chân tu với kẻ giả tu, đánh giá người ngoan Đạo với kẻ giả Đạo. Tự luật sẽ giúp bản thân đạo đức phẩm hạnh cũng như cảnh giới tinh thần nâng cao. Người tự luật sẽ luôn thấy tâm thái yên bình, do lúc nào cũng có chủ nhân làm chủ con tim.
Làm việc tốt mà không mong cầu báo đáp là một hành động nhân đức của người có đạo đức cao thượng. Nhưng có mất ắt sẽ có được. Đó là chân lý vũ trụ. Lòng tốt chân chính và sự từ bi sẽ tỏa sáng theo năm tháng và không bị phai mờ bởi thời gian.
Nguồn: Chanhkien
Gia An biên tập