Văn hóa truyền thống Trung Hoa khuyên dạy con người sống phải biết “lấy đức báo oán”, lấy đức hạnh để hóa giải mọi ân oán, không tranh đua phải trái, đúng sai. Khi trong hoàn cảnh chịu thiệt thòi, chúng ta có thể học cách trưởng thành hơn, bao dung hơn.
Chúng ta đều hiểu rằng, làm người không nên quá so đo tính toán, người lương thiện chịu thiệt cũng không hẳn là chuyện xấu, bởi vì khi chúng ta thiện đãi với người khác sẽ tích được phúc khí, cuối cùng sẽ có thể đắc được sự bảo hộ của ông Trời. Ngoài ra còn một tầng nghĩa nữa chính là: Khi chúng ta xử tốt với người khác, dẫu phúc chưa đến nhưng họa đã tránh xa.
Vào thời nhà Minh có một học giả tên Ngô Tử Điềm. Mẹ của Ngô Tử Điềm mất sớm, cha ông kết hôn với một người phụ nữ khác và sinh ra một người em trai cùng cha khác mẹ. Người mẹ kế đối xử bất công với ông, chỉ đối xử tốt với người con trai ruột của mình. Dần dần, ông cảm thấy bất bình trong lòng.
Sau khi ông lấy vợ, người mẹ kế cũng đối bất công với vợ ông. Ông cảm thấy uất ức, muốn tìm mẹ kế để nói lời phải trái, nhưng vợ ông đã khuyên nhủ, thuyết phục ông không nên làm như thế.
Sau này cha ông mất, cha ông để lại tài sản thừa kế gồm đất đai và của cải, người mẹ kế để lại mảnh đất tốt nhất cho người con trai ruột, mảnh đất xấu để lại cho Ngô Tử Điềm, hơn nữa còn lấy đi rất nhiều tài sản.
Ngô Tử Điềm muốn đến tìm mẹ kế để đòi lý lẽ, nhưng bị vợ ngăn lại.
Vợ của Ngô Tử Điềm nói với ông rằng: “Chịu thiệt là phúc, cái gì không phải là của mình thì có tranh giành cũng không được, cái gì là của mình thì người khác có muốn cũng không lấy được, hà cớ gì cứ phải phải tranh tranh đấu đấu? Càng tranh đấu phúc báo càng tổn thất nhiều“.
Sau này, đứa con trai của người mẹ kế ham mê cờ bạc, tán gia bại sản, hai mẹ con rơi vào cảnh nghèo đói ăn xin.
Lúc đó, vợ của Ngô Tử Điềm vội vàng thuyết phục ông đưa mẹ và em trai trở về. Sau đó, họ không chỉ đưa mẹ kế và người em trai trở về nhà mà còn giúp người em trai cai nghiện cờ bạc, cuối cùng tấm lòng khoan dung và độ lượng của vợ chồng Ngô Tử Điềm đã cảm động lòng hai mẹ con, kể từ đó gia đình ông chung sống hạnh phúc hòa thuận bên nhau.
Sau này, vợ của Ngô Tử Điềm sinh được ba người con trai, sau khi trưởng thành đều thi đỗ tiến sĩ.
Ngô Tử Điềm và vợ ông đã buông bỏ những ân oán trước đây, không hề để bụng những lỗi lầm mà người khác đã gây cho mình, đây là điều quý giá mà chúng ta đáng phải học hỏi.
Văn hóa truyền thống Trung Hoa khuyên dạy con người sống phải biết “lấy đức báo oán”, lấy đức hạnh để hóa giải mọi ân oán, không tranh đua phải trái, đúng sai. Khi trong hoàn cảnh chịu thiệt thòi, chúng ta có thể học cách trưởng thành hơn, bao dung hơn.
Khi chúng ta có thể rộng lượng với tất cả mọi người và mọi thứ xung quanh, phúc khí sẽ tràn đầy, nếu luôn so đo tính toán với những người thân xung quanh, liệu chúng ta có thể hạnh phúc? Hơn nữa, chúng ta cần hiểu rằng, của cải, danh vọng và tiền tài đều là những thứ được định sẵn, là những thứ chúng ta có muốn cũng không thể thay đổi, người càng chiếm đoạt những thứ không phải của mình lại càng tổn phúc thọ.
Trong《Chu Bách Lư Tiên Sanh Trị Gia Cách Ngô》có giảng “Luân thường quai xuyễn, xung đột liễu, lập kiến tiêu vong”, tức làm trái với luân thường đại đạo, xung đột đấu tranh thì rất nhanh chóng bị tiêu vong. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, người vợ của Ngô Tử Điềm là người có kiến thức và không hề đơn giản.
“Phu hiền thê họa thiểu”, tức vợ hiền đức thì chống ít họa, nếu vợ là người tài đức vẹn toàn sẽ có thể giúp chồng tránh được rất nhiều tai ương.
Nguồn: Secretchina.com
Chân Nhiên