Nguồn ảnh: Internet

Chưa được phân loại

 “Lễ”trong mối quan hệ vợ chồng

By Đăng Dũng

March 15, 2021

Trong trời đất, âm dương hòa thuận, vạn vật từ đó mà sinh sôi; vạn vật mặc dù không tương đồng nhưng đều có trật tự, đẳng cấp, thứ bậc, cùng nhau phát triển. Người xưa luôn giữ thái độ kính trọng và khiêm nhường trước vạn vật, thiên địa, họ nhận ra vạn vật, thiên địa tuy khác biệt rất nhiều nhưng đều có trật tự và nguyên tắc hài hòa, bởi vậy mà chế định ra “Lễ”.

Trong cuốn Kinh Lễ có mô tả về “Lễ”: Lễ là cái trật tự của trời đất. Trật tự, nên vạn vật đều khác biệt. Ý nghĩa của câu này chính là, Lễ đại biểu cho sắc thái có trật tự nhất của vạn vật trong trời đất; có thể có được trật tự, nên vạn vật có trật tự khác nhau, tất cả đều phải thích nghi.

Công chính, thiện lương là bản chất của “Lễ”; trang trọng, cung kính là chức năng của “Lễ” (Lễ Ký). Về bản chất “lễ” giúp mọi người ở các tầng thứ khác nhau cùng giữ được tư tưởng công chính, bình hòa, không lệch sang đường tà. Về hình thức, Lễ khiến con người thường xuyên chú ý đến sự đoan trang, thành kính, khiêm nhường, nhu thuận ở vẻ bề ngoài.

Trong hôn nhân Lễ dựa theo đặc điểm của giới tính, dựa theo duyên nợ của hai bên, dựa theo Phúc phận (Đức và Nghiệp) của mỗi người mà sắp xếp tôn ti trật tự. Nam giới do khí dương làm chủ mạnh mẽ, cương cường; nữ giới do khí âm làm chủ nên hiền dịu, nhu hòa.

1. Khi kết hôn Trong hôn lễ phương đông, tân lang tân nương làm lễ bái đường, chủ trì sẽ hô to: “Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái”. Ở phương tây, hôn lễ được tổ chức dưới sự chứng kiến của người thân và chứng nhận của Chúa. Dù ở đâu thì hôn nhân  đều cần phải được Thần chứng giám.

Người xưa cho rằng, Nam giới do khí dương làm chủ, nữ giới do khí âm làm chủ. Hôn nhân chính là sự kết hợp giữa nam và nữ, cũng là biểu hiện của kết hợp giữa dương và âm. Dương âm hài hòa thì vạn vật mới sinh sôi phát triển; vợ chồng hài hòa thì gia đình êm ấm, con cái mới ngoan ngoãn; nhiều gia đình thuận hòa thì quốc gia mới hưng thịnh. trong “Trung Dung” viết: “Đạo của người quân tử bắt đầu từ quan hệ giữa vợ và chồng, nếu làm được hết sức tốt, thì cũng là đạo trong Trời Đất.”

Như vậy, mối quan hệ vợ chồng là phản ánh đạo trong trời đất, là một tầng pháp lý được biểu hiện tại cõi người thông qua mối quan hệ vợ chồng, cho nên cần được trời đất chứng giám. Bởi vậy, khi hôn lễ thì lễ đầu tiên chính là “bái thiên địa” theo một nghĩa khác là thành kính, cảm tạ với các vị Thần đã an bài duyên phận tốt đẹp ấy. 

“Nhị bái cao đường” theo lý giải của “thuyết văn giải tự” thì “Cao đường” là nơi chốn tôn nghiêm dành cho cha mẹ. Lễ trong hôn nhân không chỉ biểu hiện của một nét văn hóa, hay một lễ nghi đơn thuần, trong đó hàm chứa nội hàm cảnh giới đạo đức, tu thân của mỗi người. Thành kính với trời đất, cung kính với cha mẹ, trân quý duyên vợ chồng cũng là trân quý sinh mệnh của chính mình. 

2. Trong hôn nhân

Người xưa có câu: “Vợ chồng tương kính như tân”. Chồng đi làm về vợ ra đón như đón khách vào nhà, chồng vào nhà đối xử với vợ như những ngày mới gặp nhau. Nếu như là một đôi vợ chồng vừa cưới chưa được bao lâu thì nghe còn thấy là làm được; nếu là vợ chồng sau nhiều năm thì khó mà hành xử “tương kính như tân” được. Nhưng “tương kính như tân” lại chính là bí quyết để vợ chồng luôn thuận hòa và tôn trọng lẫn nhau, cũng là Lễ mà thánh nhân truyền cấp cho con người. 

Trong Phật giáo giảng con người sống không chỉ một đời, duyên vợ chồng cũng không chỉ một đời là hết, mà có luân hổi sang đời sau, duyên nợ cũng gắn theo linh hồn chuyển sinh sang đời sau. Nếu đời trước tạo ra ác duyên với vợ hoặc chồng của mình, tức đã mắc nợ thì đời sau sẽ phải trả nợ, vợ chồng sẽ xuất hiện mâu thuẫn, lục đục, căng thẳng. Khi đã xảy ra mẫu thuẫn thì có lẽ không thể làm được “tương kính như tân”, vậy Lễ trong tình huống này biểu thị ra sao? Chính là Nhẫn nhịn, im lặng cúi mình cũng là một biểu hiện của Lễ.

Trong câu chuyện “người con gái Nam Xương”, nếu chồng có thể Nhẫn một chút để hỏi rõ ràng, hoặc người vợ có thể Nhẫn chịu một chút để chờ cho chồng hạ hỏa rồi hỏi nguyên do thì đâu có xảy ra chuyện bi thương như vậy. Chính là do thiếu Lễ trong quan hệ vợ chồng mà gây ra tội nghiệp lớn. 

Dựa theo đặc tính âm dương phù hợp với nam và nữ mà Lễ định ra: Người chồng làm chủ gia đình, đảm đương trách nhiệm lớn như làm nhà, lo ăn ở cho cả gia đình… Người vợ thêu thùa, may vá, lo các công việc trong gia đình, chăm sóc con cái… Nếu như phụ nữ chạy ra ngoài làm viêc, gánh vác trách nhiệm như đàn ông, hoặc phụ nữ đứng lên làm chủ gia đình, chèn ép quản rất chặt người chồng của mình thì điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta hình dung nếu đĩa âm dương mà phần âm kia bỏ vị trí chạy một phần sang bên dương thì lập tức đĩa mất cần bằng mà rơi xuống. 

Lấy một ví dụ trong cuộc sống hiện đại, cả hai vợ chồng đều đi làm, thì người vợ bao giờ cũng chịu áp lực hơn vì ra bên ngoài làm việc không phải sở trường của nữ giới, đặc biệt công việc đó có nhiều nam giới làm thì không khác gì lấy sở đoản của mình đi cạnh tranh với sở trường của người khác. Sau khi mệt mỏi về nhà, người vợ lại phải đón con, nấu nướng cho cả gia đình… Nếu có người chồng biết quan tâm giúp đỡ đôi chút thì còn được, nhưng nếu chồng chỉ ngồi xem tivi, hay đi uống bia với bạn thì áp lực cứ tích lại một khi bùng phát lên có thể sẽ dẫn đến gia đình sụp đổ. 

Đôi khi chỉ cần sửa lại một chút hành vi về Lễ trong mối quan hệ vợ chồng mà hoàn cảnh gia đình thay đổi to lớn, cuộc sống trở nên hài hòa hạnh phúc, tư tưởng của các thành viên trong gia đình đều cảm thụ được một vẻ đẹp trong ứng xử mà từ Lễ mang lại.

Như vậy, Lễ được định ra là để điều tiết về tôn ti trật tự một cách phù hợp, giúp con người cư xử lễ phép, tôn trọng lẫn nhau. Lễ là khiến con người thủ được tiết lễ thích hợp của mình, biểu hiện ra nguyên tắc tối cao của đạo làm người. 

Nguồn Chanhkien.org

Thông Lộ