Nguồn ảnh: Tin Việt 24h

Văn Hóa

Linh đan chữa bách bệnh của Tôn Tư Mạc: Lấy đức dưỡng tính, lấy đức dưỡng thân

By Lan Hòa

August 05, 2021

Tôn Tư Mạc đã dùng đức dưỡng tính, dùng đức dưỡng thân, diễn dịch nội hàm sâu xa của “Thiên Đạo kính úy” trong văn hóa truyền thống Á Đông, và trở thành một hình mẫu và giai thoại cho các thế hệ mai sau hiểu được truyền thống đạo đức của cổ nhân.

Tôn Tư Mạc là người gốc Tôn Gia Nguyên, ở huyện Diệu, tỉnh Thiểm Tây, là nhà y học kiêm dược sĩ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, ông sống đến 141 tuổi mới tiên du.

Tôn Tư Mạc đã trải qua ba triều đại, ông coi nhẹ tiền tài và danh vọng, không thích làm quan. Tuyên Đế và Tĩnh đế triều Hậu Chu mời ông làm quan, sau đó Tùy Văn Đế cũng mời ông làm bác sỹ Quốc tử, nhưng ông đều từ chối. Ông thường nói với những người thân cận: “Năm mươi năm nữa, khi có Thánh nhân xuất hiện, lúc đó tôi có thể giúp ông ấy cứu tế thế nhân”.

Khi Đường Thái Tông lên ngôi, ông đã ban hành một chỉ dụ để mời Tôn Tư Mạc. Khi Thái Tông nhìn thấy phong thái “tiên phong đạo cốt” của ông, dung mạo hiếm thấy, Thái Tông thở dài cảm thán:“Cho nên mới nói, người có Đạo thực sự khiến người ta phải tôn kính! Trên đời những vị Thần Tiên như Tiện Môn, Quảng Thành Tử quả thực là có, làm sao có thể là lời nói hư giả được?”

Thái Tông muốn trao cho ông tước vị, nhưng ông vẫn kiên quyết từ chối, và chỉ muốn tu thân dưỡng Đạo, giúp đỡ bách tính muôn dân.

Tôn Tư Mạc cả đời tu dưỡng đạo đức, cứu tế người dân. Trong “Thiên Kim Yếu Phương”, ông viết: “Đức hạnh không tốt, dẫu uống ngọc dịch kim đan cũng không thể kéo dài tuổi thọ được”. “Đạo đức ngày một hoàn thiện, không cầu thiện mà tự có phúc, không cầu trường thọ mà thọ tự kéo dài”.

Nếu đạo đức của một người không tốt, thì dù có uống tiên đan diệu dược, cũng không thể kéo dài tuổi thọ. Nếu đạo đức cao thượng và hoàn mỹ, không cần cầu vẫn nhiều phúc nhiều thọ, đây mới là ý nghĩa thực sự của sinh mệnh.

Dùng đức dưỡng tính, dùng đức dưỡng thân

Tôn Tư Mạc đã từng hành nghề y ở khu vực Tiêu Tác, Trung Nguyên trong hơn 20 năm.

Ông cư trú ở một gia đình tại một xóm núi nhỏ, ở cửa kê một cái bàn nhỏ, ông ngồi đó, ghế bệnh nhân đối diện, cố gắng để khoảng cách hai người ngồi càng ngắn càng tốt.

Tôn Tư Mạc chỉ thu của bệnh nhân số tiền thuốc ít ỏi, chỉ vừa đủ vốn. Trường hợp người bệnh gia cảnh nghèo khó, ông không lấy một xu, nên thực tế nó tương đương với khám chữa miễn phí.

Tôn Tư Mạc không chỉ kiên quyết thu phí ít hoặc không thu phí của bệnh nhân mà còn phản đối việc thầy thuốc cười nói huyên náo trước mặt bệnh nhân, chỉ chú ý đến niềm vui của mình. Ông viết rằng: “Một người bệnh nằm một góc thì cả nhà không vui, mà nỗi đau đớn khổ sở của người bệnh không giây phút nào nguôi. Còn thầy thuốc lại an nhiên vui sướng, hãnh diện tự đắc, đây là điều Thần và người lấy làm xấu hổ, là điều mà người đạo đức cao thượng không làm, đây là ý chỉ của nghề y”.

Tiếng tăm hành y chữa bệnh ở vùng quê của Tôn Tư Mạc tăng nhanh chóng, ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến. Để tránh tình trạng bệnh nhân phải đi lại quá xa, ông đã áp dụng phương pháp “đi luân lưu các nơi điều trị”, tức là ở một chỗ trong một khoảng thời gian, sau đó chuyển đi nơi khác, cố gắng hết sức đi được nhiều nơi giúp nhiều người.

Trong “Đại Y Tinh Thành”, ông đề ra rằng: “Phàm là đại y trị bệnh, cần phải an thần định chí, vô dục vô cầu, phát tâm từ bi, trắc ẩn, nguyện phổ độ cứu khổ, không hỏi quý tiện bần phú, già trẻ xấu đẹp, oán thân thiện hữu, hoa di ngu trí… tất cả đều như nhau, đều coi như là người thân”.

Ông cũng viết: “Mạng người là quan trọng nhất, quý nghìn vàng. Có thể chữa được thì dốc sức cứu người, thì có được đức còn quý hơn cả ngàn vàng”.

Thế là ông đều đặt tên cho các tác phẩm của mình với hai chữ “Thiên kim (nghìn vàng)”. Ông dùng đức tu thân, lấy bản thân làm gương, khắc những bài thuốc chữa bệnh thông thường lên bia đá và đứng ven đường nơi ở để ông tự chữa trị mà không lấy một đồng nào.

Tôn Tư Mạc đã dùng đức dưỡng tính, dùng đức dưỡng thân, diễn dịch nội hàm sâu xa của “Thiên Đạo kính úy” trong văn hóa truyền thống Á Đông, và trở thành một hình mẫu và giai thoại cho các thế hệ mai sau hiểu được truyền thống đạo đức của cổ nhân.

 

Nguồn: Minghuiwindown

Lan Hòa biên tập