Nguồn ảnh: https://lh3.googleusercontent.com/proxy/vqsoD_LEs8Te00PB4PtaCk2b5RrAd0WISX945oOnWmqSrB1K_2mMk9zcE3nafTN3mZUYFbrNgmFF9hGlr9OLonX_zllMesTQ-T3nZ79u2DdLZWjLj-FUv6ABnG_4mEcrJtXjQbhagkh5O3fAKkx4clZ2XhGG2mBcv2oP6fhPypEALxWBy9gKX3aDvLU6o1JK_-oVKpsV_ZMmH-pEfRjoilthnmQniQdRgRBPkiusxywBLBtUMHkW63-MoGLaEogS

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Linh đan diệu dược của người xưa chính là “lấy đức dưỡng tính, lấy đức dưỡng thân”

By Đăng Dũng

June 27, 2021

Nếu đạo đức của một người không tốt, thì dù có uống tiên đan diệu dược, cũng không thể kéo dài tuổi thọ. Ngược lại nếu đạo đức một người cao thượng và hoàn mỹ, không cần cầu vẫn nhiều phúc nhiều thọ, đây mới là ý nghĩa thực sự của sinh mệnh.

Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày này, khi mà quan niệm đạo đức méo mó, con người không con có thể phân biệt rõ tốt xấu, thiện ác, người ta chỉ xem trọng hình thức, vẻ bề ngoài, cảm thấy không khỏe, không đẹp thì đi tắm trắng, phẫu thuật thẩm mỹ, uống thuốc tăng cân, giảm cân… nhưng điều quan trọng là nhân tâm thì lại không hề thay đổi.

Khi mà đạo đức kim tiền và dục vọng chiếm ưu thế, đạo đức con người được đo lường bằng tiền bạc và chức vụ, thì người ta sẽ rất ít chú trọng đến việc tu dưỡng tâm tính, khi dịch bệnh xuất hiện hoành hành để đào thải những người có đạo đức thấp kém thì người ta cho đó là ngẫu nhiên, tìm mọi biện pháp để khắc chế, trong khi nhân tâm không thể hướng thiện.

Tuy nhiên cổ nhân thường có câu “tâm sinh tướng”, tất cả mọi hình thức bề ngoài đều từ tâm tính một người mà phản ánh ra, người xưa rất chú trọng tu thân, dưỡng tính, làm điều chân chính, chú trọng hành thiện tích đức từ đó mà công đức tự phong phú, không cầu mà vẫn đắc được những gì đáng có, nội tâm an hòa mà phúc khí tràn đầy, sức khỏe trường thọ, bệnh dịch bị đẩy lùi.

Tôn Tư Mạc là người Tôn Gia Nguyên, huyện Diệu, tỉnh Thiểm Tây, ông là một đại y học gia và dược học gia nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Tương truyền rằng ông đã sống đến 141 tuổi mới Tiên du.

Tôn Tư Mạc đã sống qua ba triều đại, ông coi nhẹ danh lợi, không thích làm quan. Tuyên Đế và Tĩnh Đế triều Hậu Chu mời ông làm quan, và sau đó Tùy Văn Đế cũng mời ông làm bác sĩ Quốc tử, nhưng ông đều từ chối. Ông thường nói với những người thân cận: “Năm mươi năm nữa, khi có Thánh nhân xuất hiện, lúc đó tôi có thể giúp ông ấy cứu tế thế nhân”.

Khi Đường Thái Tông lên ngôi, ông đã hạ chiếu mời Tôn Tư Mạc vào cung. Khi Thái Tông nhìn thấy phong Tiên phong Đạo cốt của Tôn Tư Mạc, dung nhan rất hiếm thấy, ông cảm thán nói: “Cho nên mới nói, người có Đạo thực sự khiến người ta phải tôn kính! Trên đời những vị Thần Tiên như Tiện Môn, Quảng Thành Tử quả thực là có, làm sao có thể là lời nói hư giả được?”

Thái Tông muốn trao cho ông tước vị, nhưng ông kiên quyết từ chối, và chỉ muốn tu thân dưỡng Đạo, giúp đỡ dân chúng.

Tôn Tư Mạc cả đời tu dưỡng đạo đức, cứu tế người dân. Trong “Thiên Kim Yếu Phương”, ông viết: “Đức hạnh không tốt, dẫu uống ngọc dịch kim đan cũng không thể kéo dài tuổi thọ được”. “Đạo đức ngày một hoàn thiện, không cầu thiện mà tự có phúc, không cầu trường thọ mà thọ tự kéo dài”.

Nghĩa là: nếu đạo đức của một người không tốt, thì dù có uống tiên đan diệu dược, cũng không thể kéo dài tuổi thọ. Nếu đạo đức cao thượng và hoàn mỹ, không cần cầu vẫn nhiều phúc nhiều thọ, đây mới là ý nghĩa thực sự của sinh mệnh.

Bản thân Tôn Tư Mạc suốt cả cuộc đời đã kiên trì tu thân và di  dưỡng đức hạnh, nên đã có tuổi thọ trên 100 tuổi,  trăm tuổi vẫn khỏe mạnh sáng suốt, tiếp tục chữa bệnh cứu người, nghiên cứu y thuật và viết sách.

Qua câu chuyển của cổ nhân, chúng ta có thể nhận ra rằng cách duy nhất để cải biến vận mệnh và sức khỏe của một người đó chính là “lấy đức dưỡng tính, lấy đức dưỡng thân”. Người nhân đức sở dĩ có tuổi thọ cao, là vì không tham lam mà trong lòng luôn thanh tĩnh, tâm bình hòa cho nên âm dương không bị mất cân bằng, nhờ vậy mà hấp thu được những thứ tinh hoa và cái đẹp trong trời đất và hoàn thiện thân thể chính mình.

Trong phép dưỡng sinh của người xưa thì vấn đề tu dưỡng đạo đức được đặt ở vị trí cao nhất.Vì người có nhân đức thì trong lòng luôn bình yên, tâm lý cân bằng ổn định và ý chí không rối loạn; nhờ đó âm dương luôn cân bằng, khí huyết luôn điều hòa, nên chính khí đầy đủ, bệnh tật không thể phát sinh.

Nguồn: Minghui.org

Chân Kiến biên tập