Khi nấu ăn có thể bạn vô tình lỡ tay nêm quá nhiều muối, khiến món ăn bị mặn, đổ đi rất phí, hãy thử những cách phù hợp sau đây để cải thiện món ăn của bạn nhé.
1.Cách xử lý thức ăn nấu bị mặn
- Đường: Thức ăn bị mặn, ta có thể cho vào một lượng đường vừa phải, thì thức ăn sẽ đỡ mặn hơn, vì đường có tác dụng làm giảm lượng đường của muối.
- Giấm : Khi thức ăn bị mặn quá, ta cũng có thể cho vào thức ăn một ít giấm, vị, mặn cũng sẽ giảm đi nhiều.
- Rượu trắng: Ngoài hai cách trên, ta còn có thể cho thức ăn vào ngâm trong nước có pha với một chút rượu trắng, thức ăn cũng giảm được vị mặn một cách đáng kể.
2.Cách chữa canh bị mặn
- Cơm trắng: Nếu canh nấu bị mặn, ta có thể dùng vải thưa hoặc vải xô bọc một ít cơm chín thả vào nồi canh, cơm sẽ hút đi các phần tử muối có trong canh, làm giảm bớt vị mặn của canh.
- Khoai tây: Canh quá mặn, ta có thể thái vài lát khoai tây cho vào nồi đun cùng, canh chín vớt khoai tây ra ngay, canh sẽ bớt mặn.
- Đậu phụ hoặc cà chua: Với canh bị mặn, ta có thể cho vài miếng đậu phụ hoặc cà chua vào cùng nấu, hiệu quả giảm mặn cũng không kém gì khoai tây.
- Chanh tươi: Chanh tươi là thực phẩm quen thuộc, sẵn có trong tủ lạnh của nhiều gia đình, do đó, khi món ăn của bạn chẳng may bị mặn, hãy sử dụng nước cốt chanh tươi cho vào một lượng vừa đủ từ 1/2 đến 1 thìa nhỏ sẽ phát huy tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm bớt vị mặn. Vì chanh có thể khiến sữa kết tủa, nên những món từ sữa bạn đừng sử dụng chanh để giảm bớt vị mặn nhé.
- Nước: Đối với những món canh, món súp, món kho nhiều nước mà chẳng may bị mặn, bạn có thể cứu nguy món ăn bằng cách cho thêm vào món ăn một lượng nước vừa đủ để trung hòa vị mặn rồi nêm lại món ăn cho vừa ăn.