Nguồn ảnh: secretchina.

Khám Phá

Lời căn dặn của tổ tiên: Con người có 4 điều tham lam, khiến cả đời bận rộn

By Đăng Dũng

October 22, 2021

Có một câu nói phổ biến trong dân gian: “Con người có 4 điều tham lam, khiến cả đời bận rộn”. Bốn điều này là rượu, tình, của cải và khí. Vì “rượu uống không bảo hộ được đức hạnh, sắc không bảo hộ được bệnh, của cải không bảo vệ được người thân, nóng giận không bảo được tính mạng”.

Bốn câu nói kinh điển này đã trải qua bao đời, nếu hiểu được ý nghĩa sâu xa của chúng, nhất định bạn sẽ hiểu được đây là bốn lời răn dạy của tổ tiên trong cuộc sống, cũng là lời từ trong trái tim của họ.

Thứ nhất, rượu không bảo vệ được đức hạnh

Có thể hiểu theo nghĩa đen, mặc dù rượu là một phương thuốc không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng ai cũng biết một sự thật rằng uống rượu sẽ làm hại cơ thể.

Nếu một người không kiểm soát được hành vi của mình và say xỉn mỗi khi uống rượu bia thì rất dễ cảm thấy buồn chán

“Rượu không bảo vệ được đức hạnh”, ý nói người có phẩm hạnh cao, nếu uống quá chén sẽ dễ làm những việc không tưởng.

Mặc dù theo quan điểm của y học Trung Quốc, uống vừa phải giúp lưu thông máu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, nếu không biết cách dừng lại đúng lúc sẽ dễ dẫn đến hành vi cá nhân mất kiểm soát.

Rượu bia uống chừng mực sẽ không có hại nhiều, tuy nhiên một khi đã nghiện rươụ thì không những không mắc sai lầm mà còn gây họa cho đất nước, rất không tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Về đến nhà có thể gây tranh cãi, đấu đá với người khác, ảnh hưởng nhiều phương diện, xã hội, bạn bè và người thân trong gia đình. Uống rượu vào sẽ gây nghiện, uống vào sẽ loạn tính, không kiềm chế được bản thân.

Thứ hai, sắc không bảo vệ được bệnh

Từ xưa đến nay từ quan chức cấp cao, đến những người thấp hèn vì lòng tham sắc đẹp mà chuốc lấy không ít những khổ đau. Ham mê sắc đẹp làm cho ý trí của con người ngày càng yếu đi.

Nam nữ đều mang trong mình bản tính dâm đãng, đặc biệt đối với nam giới, nhưng nếu dâm đãng quá mức dễ dẫn đến thương tích nặng, sẽ dễ mắc một số bệnh tật, bị trầm cảm và các vấn đề khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc và học tập, lâu dần cơ thể sẽ suy sụp hoàn toàn.

Chình vì vậy người xưa đặc biệt coi trọng việc này, tự kỷ luật bản thân rất nghiêm khắc, sợ rằng sơ suất nhất thời sẽ gây họa cho con cái hậu vận đời sau.

Thứ ba, tham lam tiền bạc bất chấp người thân

Có nhiều lý giải cho câu nói phổ biến này, một là nếu trao đổi tiền bạc giữa những người thân với nhau sẽ dễ ảnh hưởng đến tình cảm giữa hai bên.

Người xưa nói: “Thân bằng quyến thuộc” Nói trắng ra, giữa bà con tốt nhất không nên nói chuyện tiền bạc. Ngoài đời, họ hàng, bạn bè đều dễ quay lưng với nhau vì quyền lợi, cũng có những người con không hiếu thuận tranh giành quyền thừa kế nhà cửa của cha mẹ.

Như câu nói: “Con người chết vì tiền, chim chết vì mồi”. Một số người còn phó mặc sức khỏe của bản thân để theo đuổi sự giàu có. Chúng ta đang sống trong thế giới rộng lớn này, và nhiều khi sự tiếp xúc với con người với nhau dựa trên lợi ích, vì vậy chúng ta sẽ lấy của cải làm tiêu chuẩn đo lường một con người.

Một người theo đuổi sự giàu có không phải là điều xấu, nhưng người đó phải có nguyên tắc và điểm mấu chốt, không thể tích lũy tài sản một cách mù quáng. Nếu không, cuối cùng, để thỏa mãn dục vọng của bản thân có thể theo đuổi những việc làm phi đạo đức.

Thứ tư, tức giận không bảo vệ được mạng sống của một người

Như có câu: “Khí là gốc rễ của rắc rối”, bởi vì khi một người tức giận, lưu lượng máu tăng nhanh và hormone tuyến thượng thận cũng tăng lên nhanh chóng, điều này khiến người ta dễ trở nên đặc biệt bốc đồng.

Mọi người đều có tính khí khác nhau, vì vậy khả năng chịu đựng của họ đối với một số hành vi hoặc sự việc là rất hạn chế. Một khi khí và huyết tấn công vào tim và không kiểm soát được cảm xúc, họ sẽ biến việc nhỏ thành việc lớn và làm những việc phi lý.

Đời có nhiều chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt, đánh nhau gây thương tích cho người ta, vì nóng nảy có thể dẫn đến tội lớn, những trường hợp như vậy xảy ra khắp nơi.

Như người xưa có câu “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Nếu ai cũng hiểu được nguyên tắc này thì có lẽ sẽ ít xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn hơn.

Tức giận có thể dẫn đến tai họa, và cũng có thể dẫn đến bệnh tật về thể chất.

Kết luận

Văn hóa truyền thống rất sâu sắc, sau một thời gian dài phát triển đã thâm nhập vào mọi mặt của đời sống như ứng xử với người khác, trở thành lẽ thường trong cuộc sống, quan niệm sống và cách sống của nhiều người. Thế mới nói của cải tinh thần do ông cha ta để lại vẫn đem lại lợi ích cho chúng ta rất nhiều.

Như câu nói: “Người đi trước trồng cây, thế hệ mai sau lấy bóng mát”, câu nói ấy là sự đúc kết, tích lũy kinh nghiệm sống của các thế hệ đi trước, được truyền lại cho đến ngày nay, để chúng ta bớt những sai lầm trên đường đời và sống một cuộc sống thú vị hơn.

Đăng Dũng biên tập

Nguồn: secretchina