Ảnh: Facebook

Văn Hóa

Lời Phật dạy về đạo đức gia đình

By Đăng Dũng

November 29, 2021

Gia đình là nơi để mọi thành viên có thể chung sống và sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi ở đó có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình cũng là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống.

Con cái được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Dưới sự giáo dục của cha mẹ các con sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các con sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời thì gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên và là chỗ dựa tinh thần tốt nhất khi ta suy sụp.

 Rèn luyện nâng cao đạo đức gia đình

Đạo đức và tôn giáo là những hình thái ý thức xã hội ra đời từ rất sớm, có bề dày lịch sử trong nền văn hóa nhân loại. Sự hiện diện của đạo đức và tôn giáo là minh chứng cho sự cần cầu của con người về một thế giới tốt đẹp.

Ngoài ra, Đức Phật cũng thường quan tâm khuyến khích các môn đồ tại gia chú trọng đến việc rèn luyện nâng cao đạo đức gia đình. Ngài luôn đề cao và chỉ dạy phương cách để cảm thông và giữ tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình hơn là chú trọng đến các vấn đề khác như tiền bạc hay địa vị.

Sự biểu hiện của đạo đức trong đời sống thường nhật được cụ thể hóa bằng những quy tắc xử sự của con người trên hai phương diện:

Thứ nhất là những ứng xử của con người với tự nhiên vì trong quan hệ với môi trường con người được xem là một sinh vật hữu tình, sinh tồn trong thế giới vô cùng rộng lớn và nhiều bí ẩn, là đứa con của mẹ thiên nhiên và được thiên nhiên đùm bọc, che chở.

Vì vậy, mỗi hành vi thái quá của con người khi tác động vào tự nhiên sẽ làm mất trạng thái thăng bằng của nó và như thế là trái với quy luật, là phi đạo đức sinh thái, đúng như lời nhận định của giới học rằng hủy hoại tự nhiên cũng là hủy hoại chính bản thân mình.

Thứ hai là những quy tắc ứng xử của con người với nhau trong vô số những quan hệ trong cộng đồng. Những quan hệ này có tính hai mặt, một mặt nó là điều kiện, là môi trường để con người thể hiện hành vi đạo đức của mình mặt khác thông qua những quan hệ này mà các chuẩn tắc đạo đức cũng được kiến tạo, bồi đắp và hoàn thiện

Phạm trù đạo đức luôn mang tính lịch sử cụ thể vì mỗi thời đại đều xây dựng cho mình thể chế đạo đức khác nhau. Đạo đức cũng không phải là cái gì cao siêu, trừu tượng, khó hiểu mà nó ra đời tồn tại và phát triển do nhu cầu của xã hội bởi lẽ là một hình thái ý thức xã hội thì đạo đức luôn chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo cho phù hợp.

Những quy tắc đạo đức Phật giáo được thể hiện trong giới luật. Những quy phạm đạo đức giúp cho tu sĩ xuất gia vượt qua những giá trị đạo đức thông thường trong xã hội để đạt đến sự lìa bỏ ngã chấp. Giới luật chung cho cả cư sĩ và thế tục là đạo đức nhân gian là từ bi hỷ xả nhằm đạt tới cuộc sống hòa vui, tránh tạo nghiệp ác và tích lũy nghiệp thiện.

Sự phán xét của đạo đức là nghiệp báo, nghiệp quả nó điều chỉnh đạo đức của mỗi người theo quy luật nhân quả tự tại.

Làm một người chân thật

Có thể thấy bản tính chân thật chính là kho báu trời sinh của mỗi người. Một người có bản tính chân thật và tấm lòng chân thành thì khi đối xử với người nhà sẽ đạt đến mức  yêu thương nhất và sâu sắc nhất. Còn khi đối với bạn bè thì bản thân họ sẽ không có ác tâm tính toán, mưu mô mà luôn trong sáng vô tư và hết lòng. Đối với người khác, họ sẽ có thể khoan dung rộng lượng và  không so đo thiệt hơn.

Làm một người giữ được bình tĩnh

Tĩnh là một loại tâm bình thản và  là một loại chí khí. Thủ tĩnh chính là giữ được chí hướng, giữ được bản tâm khí tiết của mình. Muốn tĩnh thì chúng ta cần phải tu dưỡng bản thân trở thành người mà ở ngoài thân thì rảnh rang không vướng bận còn ở trong tâm thì an tĩnh.

Tĩnh không phải là im lặng mà chính là ở trong động mà có thể giữ được tâm thái cân bằng. Nó là một loại trạng thái nội tâm thông qua tự thân điều tiết mà có. Người có tâm bình tĩnh có thể nhảy thoát ra khỏi mọi sự mê hoặc của thế tục. Nó cũng có thể làm mất dần tham niệm và những chấp trước mê muội.

Tự soi xét lại bản thân

Tự soi xét lại mình chính là kiểm điểm sâu sắc lỗi lầm của bản thân mình hơn nữa tự trách mình còn là lời xin lỗi đối với người khác. Khi giữa người với người phát sinh mâu thuẫn hay xung đột thì chỉ có tự xét lại và tự trách mình mới có thể hóa giải được mâu thuẫn và biến mâu thuẫn thành tường hòa.

Vì vậy trách người không bằng trách mình. Người quân tử xưa nay đều tự xét lại bản thân mình, kẻ tiểu nhân không nhìn lại bản thân mình mà thường xuyên oán trời trách đất, trách người và trong lòng tràn đầy bực tức. Một chính nhân quân tử thường xuyên tìm những thiếu sót ở bản thân mình mà không trách cứ người khi đó người ấy dù không tu đạo nhưng đã ở trong đạo rồi.

Can đảm đối mặt với khó khăn

Khốn cảnh không đáng sợ mà điều đáng sợ chính là mất đi lòng tự tin và mất đi ý chí của bản thân. Trong cuộc sống phần lớn mọi việc đều không được như lòng người mong muốn cho nên ở vào hoàn cảnh khốn khó càng cần mọi người phải tự tán thưởng mình, khích lệ mình cũng như tin tưởng vào chính mình. Làm được như vậy chúng ta sẽ phát hiện ra rằng sinh mệnh của chúng ta có một sức sống mới khiến cho mỗi ngày bản thân chúng ta sống tốt hơn.

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Bởi mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức hàng ngày đó là công việc kiên trì, bền bỉ suốt đời. Trong thực tiễn có người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, nhưng đến khi có ít quyền hạn thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ biến thành người có tội.

Đối với mỗi con người việc rèn luyện đạo đức phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong đời công và trong mọi mối quan hệ xã hội.

Người Phật tử phải biết vận dụng lời Phật dạy vào trong đời sống gia đình để gia đình là một cộng đồng có yêu thương, hòa hợp, sống êm ấm và hạnh phúc. Giáo lý duyên khởi và con đường Chính Đạo sẽ giúp đời sống gia đình biết cách yêu thương bằng trái tim hiểu biết, kính trên nhường dưới và thuận thảo, vui vẻ với nhau.

Ta không nên nghĩ rằng, ta có quyền bắt mọi người phục tùng theo ý muốn và sở thích của mình. Giáo dục đạo đức gia đình, học đường và xã hội như cái đỉnh ba chân không thể thiếu bất cứ chân nào chúng luôn bổ túc và bồi đắp cho nhau bằng cách dạy dỗ con người sống có ý thức với sự hiểu biết chân chính.

Hằng Tâm Theo Hanhtrinhtamlinh