Nguồn: ST

Văn Hóa

Luật nhân quả: Làm sao để mang tiền tài phúc báo tới kiếp sau?

By Lan Hòa

July 10, 2021

Phật Gia tuyên giảng: “Tiền bạc là vật ngoài thân, khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi”. Nhưng có một cách có thể lưu giữ tiền tài, phúc báo lại cho đời sau, nhưng không phải ai ai trong chúng ta cũng biết.

Trong tác phẩm “Thanh Bại Loại Sao” của Từ Kha đời nhà Thanh có ghi chép lại một sự việc như sau:

Tại vùng Thanh Hải  – Tây Tạng, người dân ở đây vô luận tài sản nhiều hay ít, đều đem một nửa đi bố thí: Một là cúng dường cho tăng tự của bổn tộc; hai là tặng cấp cho tăng nhân; ba là gửi cho các chùa miếu khác ở nơi Tây Tạng.

Nếu một người mắc bệnh mà qua đời, gia sản sẽ được chia làm 3 phần: Một phần dùng để kính dâng cho tăng tự bổn tộc, một phần dùng để bố thí cho các tăng lữ, để bọn họ tụng kinh, sám hối siêu độ người chết; phần còn lại là để lưu cấp cho con cháu đời sau này.

Phàm là bố thí tài vật, các Lạt-Ma không dám không thụ nhận, hơn nữa còn phải thay họ đi cứu tế chúng sinh nghèo khổ. Những người cao tuổi tại địa phương thường nói: “Các Lạt-Ma đã có Trời cao ban cho quần áo, nên sẽ không cần tiền tài và vải vóc bố thí của dân chúng. Ai bố thí thì kiếp sau sẽ được nhận lại, một chút cũng không thiếu. Người bố thí ít, kiếp sau tiền tài sẽ ít, người bố thí nhiều, kiếp sau tiền sẽ nhiều; người không bố thí, kiếp sau chính là kẻ nghèo”.

Trong sách “Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký” của Kỷ Hiểu Lam cũng có ghi chép lại một câu chuyện như sau:

Có một người mắc ôn dịch qua đời, nhưng sau đó ông ta đã sống lại và kể với mọi người về một sự tình dưới âm phủ. Ông kể rằng, ở nơi âm phủ đã gặp được một người bạn cũ, quần áo rách tả tơi, đầu tóc rối bù, làm những công việc rất nặng nhọc.

Người này thấy bạn mình rơi vào tình cảnh như thế, không khỏi bi thương, nắm tay bạn mà hỏi: “Ngài khi còn sống là bậc đại phú đại quý, chẳng lẽ Ngài lại không mang theo được chút tiền nào đến nơi này hay sao?”

Người bạn cũ nói: “Ông mới đến đây nên không biết quy tắc ở chốn này. Tiền tài khi sinh không mang đến, khi tử không mang theo đi. Những ai khi còn sống tích đức hành thiện, năng làm việc tốt thì họ có thể mang theo công đức. Người có công đức lớn, đến kiếp sau vẫn sẽ là đại phú đại quý. Bởi vậy, phú quý có thể mang theo đi, nhưng thế nhân chấp mê bất ngộ, lại không muốn mang đi cùng”.

Trên thế gian có ba kiểu người: Người khờ dại sẽ cuốn vào vòng xoáy của kim tiền, nỗ lực hết mình để kiếm thật nhiều tiền, tích tiền để hưởng thụ và rồi rơi vào vòng luân hồi trả nghiệp báo; người khôn ngoan có thể nhìn thấu luật nhân quả sẽ coi trọng Đức hơn tiền bạc mà làm việc thiện để hưởng phúc báo đời sau; cuối cùng trở thành người giác ngộ – họ không muốn rơi vào vòng luân hồi chuyển kiếp để rồi không biết kiếp sau mình liệu còn được có thể đắc được thân người hay không, họ tu luyện.

Luân hồi chuyển kiếp không loại trừ bất kể ai, cho dù đó là một người giàu có và danh vọng bậc nhất, hay chỉ là một thường dân nghèo nàn.

Chiểu theo giáo lý của Phật gia, một sinh mệnh luôn luân hồi chuyển kiếp, trong luân hồi, kiếp này có thể làm người, kiếp sau rơi vào đường súc vật, kiếp kế có thể là vật vô tri như tảng đá, ngọn núi, thực vật… Nếu đắc được thân người thì sinh mệnh đó quả thực là rất may mắn. Nhưng con người khi sinh ra là hai bàn tay trắng, không mang đến cõi đời này bất cứ thứ gì, nhỏ bé, trần trụi và mong manh, lúc nhắm mắt xuôi tay cho dù trong cuộc đời có kiếm bộn tiền, có làm ông to bà lớn, vẫn cũng chẳng thể mang theo bên người bất cứ thứ gì.

Cái duy nhất họ mang theo chính là Đức và Nghiệp, chúng tích tụ từ việc Thiện và Ác mà họ đã thực hiện khi làm kiếp người. Tiền bạc và danh vọng đối với một người khi đã nhắm mắt xuôi tay không có ý nghĩa gì cả, trống rỗng và hư vô, thậm chí còn mang tới cái nợ lớn cho họ, để rồi phải chịu phán xét nghiêm minh của luật nhân quả. Bởi vậy, nếu không thể làm một người giác ngộ, thì hãy làm một người thông minh, tích đức hành thiện, thành tâm hối lỗi, để kiếp sau không phải chịu cảnh đọa đày.

Cổ nhân rất thấu hiểu mối quan hệ giữa Đức và Tiền tài, người có nhiều Đức mới phát tài, nhiều lộc, quyền cao chức trọng, con cháu đầy đàn, kế tục phồn vinh, cho nên cổ nhân rất chú trọng tu tâm dưỡng tính, chú trọng tích đức.

Trong “Lễ ký – Đại học” có một câu nói: “Hoá bội nhi nhập giả, diệc bội nhi xuất”, đại ý nói rằng: Nếu một người có được tiền tài bằng những thủ đoạn bất chính, không đứng đắn, đi ngược với đạo lý làm người, thì tiền tài kiếm được ấy đến một lúc nào đó rồi cũng tiêu tan.

Người thời nay có nhiều người thấm sâu trong “tư tưởng vô Thần”, đi ngược hẳn với người xưa, họ đã vứt bỏ cái lý niệm: Đức vốn là thứ căn bản nhất quyết định tương lai và vận mệnh của một con người. Điều họ chú trọng là tiền, vật chất và lợi ích trước mắt, họ cho rằng có được thật nhiều tiền rồi sẽ có cuộc sống hạnh phúc, sẽ có vị trí cao hơn người khác, vì vậy có nhiều người chỉ vì kiếm tiền mà không từ thủ đoạn nào, suốt ngày tranh tranh đấu đấu, cuốn vào vòng xoáy kim tiền mà không dứt ra nổi, đã làm không ít chuyện xấu, tạo biết bao nhiêu tội nghiệp… Người có tiền sẽ tích giữ nhiều tiền cho con cái, người làm quan sẽ lợi dụng số tiền tham ô để chu cấp tốt nhà cửa cho con cái, rất nhiều người coi việc “tích tiền” là tốt cho con cái, mà coi nhẹ việc giáo dục đạo đức cho con cái vốn mang tính căn bản, là “tài sản” quý giá nhất mà chúng ta có thể để lại cho con cháu đời sau.

Thời xưa một lòng tín ngưỡng Thần Phật, kính Trời kính đất, họ giảng rằng, những gia đình danh giá thường xem trọng đức hạnh, tu dưỡng phẩm chất, có nội hàm đạo đức thâm sâu. Đức mà vài đời tổ tiên tích lại đủ để con cháu bao nhiêu đời sau hưởng phúc phận, bởi vậy, muốn “mang” tiền tài và phúc báo tới đời sau, không gì ngoài tích Đức và hành Thiện.

 

Nguồn: Epochtimes

Lan Hòa biên tập