Người ta nói rằng trong thời Trinh Quán triều đại nhà Đường, do Hoàng đế Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) tôn trọng sinh mệnh, văn hóa truyền thống được truyền bá rộng rãi, giúp cho nền kinh tế phồn hưng, văn hóa xã hội ổn định thịnh vượng.
Tại vùng Lĩnh nam Tân Châu(Tân Hưng Quảng Đông ngày nay), có một người họ Lư gốc gác ở Phạm Dương (Trác châu hồ bắc ngày nay). Một ngày nọ vào năm Trinh quán thứ sáu (năm 632), phu nhân của ông là Lý Thị Mơ thấy hoa sen nở quanh sân nhà, hạc tiên bay lượn, mây lành kéo đến đầy trời, khắp phòng phảng phất mùi hương lạ. Tỉnh dậy, bà Lý cảm thấy hình như mình mang thai, sau đó liền đi tắm rửa trai tịnh, lần mang thai này kéo dài 6 năm, mãi đến năm Trinh quán thứ mười hai (năm 638), vào nửa đêm ngày mồng tám tháng Hai, bà mới sinh hạ được một bé trai.
Chính Lúc này, hồng quang rực rỡ nổi lên dần dần bao trùm khắp xung quanh, hương thơm ngan ngát xông vào mũi. Khi mặt trời đỏ mọc, một nhà sư đột nhiên đến thăm nhà Lô Hành Dao , vừa bước vào, ông ta nói với Lô Hành Dao: ” chúc mừng Ngài đã sinh hạ quý tử, tôi đã chờ đợi để nói lời chúc mừng và cũng là muốn đặt cho đứa bé một cái tên hay. . “Lô Hành Dao vừa nghe, liền hiểu được đây là 1 vị cao tăng đoán biết được trước chuyện tương lai, vội hỏi:”
Không biết đại sư đặt cho đứa nhỏ cái tên gì? Cao tăng nói: “đặt là Huệ Năng”. Lô Hành Dao tỏ vẻ khó hiểu, cao tăng giải thích rằng: “ Huệ ấy là chỉ đứa trẻ tương lai có thể dùng Đại Pháp Phật Gia mà mang đến điều tốt lành cho chúng sinh; Năng, ấy là khả năng theo nhân duyên với chúng sinh mà quảng bá Phật pháp”. Ngay khi cao tăng nói xong, thì liền biến mất trong nháy mắt. Hai vợ chồng họ Lô đều cảm thấy rất kỳ diệu và hướng lên trời bái lạy mấy cái, vì vậy mà họ đã đặt tên cho cậu bé là Huệ năng.
Sau khi Huệ Năng được sinh ra, mặc dù đang trong thời kỳ bú sữa nhưng cậu không chịu bú, liên tục mấy ngày sau đó tiểu Huệ Năng đã xanh xao vì đói ,thấy vậy vợ chồng ông đều cau mày lo lắng. Đêm hôm đó, bà Lý đang khổ não về việc ăn uống của Tiểu Huệ năng, đột nhiên một đạo kim quang chợt lóe lên, một tiên nhân xuất hiện trước mặt bà với một chai ngọc bích trên tay, trong chai chứa đầy nước cam lộ và đưa tiểu Huệ Năng uống một giọt. Cậu bé trong phút chốc đã trở nên tràn đầy sức sống.
Tục ngữ có câu: “Nhân hữu đán tịch phúc họa, thiên hữu bất trắc phong vân” tạm dịch “Trời mưa trời gió khó lường, kẻ may người rủi chuyện thường ai hay”. Khi Tiểu Huệ năng được ba tuổi, Phụ thân anh qua đời một cách bi thảm, bà Lý nén đau thương nuôi dạy con trai, hai mẫu tử góa phụ sống nương tựa lẫn nhau. Khi Huệ năng lớn lên, Mỗi ngày anh đều lên núi kiếm củi rồi đem ra chợ bán để trang trải cuộc sống hàng ngày của hai người.
Một ngày nọ, Huệ Năng kéo xe củi vào thị trấn, sau khi chất xong củi rồi bán nó cho một quán trọ. Khi nhận xong tiền củi, vào lúc chuẩn bị xoay người rời đi, anh bỗng nhiên nghe thấy ở đó có một vị khách đang đọc to “Kim Cang Kinh ”, khi vị khách đọc tới câu “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” tạm dịch: “phàm những gì có tướng thì đều là hư không, đừng trụ vào đâu để không sinh ra cái tâm” .
Huệ Năng chợt ngộ ra, có một cảm giác tuyệt vời giống như đã từng rất thân thuộc, đây đúng là điều khao khát sâu thẳm trong tâm hồn của anh. Huệ Năng kính cẩn hỏi vị khách: “Thưa ông! ông vừa rồi đã đọc cuốn sách gì vậy?” Người khách nói với Huệ Năng rằng đó là “Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật”. Ngài đến từ Đông Thiền Tự thuộc huyện Hoàng Mai, tỉnh Kỳ Châu(Hoàng Mai, Hồ Bắc ngày nay), nơi Đại Sư Hồng Nhẫn, ngũ tổ của Thiền tông, trụ trì, giáo hóa quảng truyền Phật giáo.
Huệ Năng nghe xong rất vui mừng, ngay lập tức có nguyện vọng đến Đông Thiền Tự xuất gia theo vị tổ sư thứ năm kia. Nhưng khi nghĩ đến mẫu thân không biết sẽ phải dựa vào ai trong quãng đời còn lại, anh không khỏi từ vui mừng chuyển sang lo lắng, khuôn mặt tỏ vẻ không vui.
Sau khi Huệ Năng trở về, anh liền nói với mẫu thân dự định đến chùa Đông thiền quy y cửa Phật. Bà Lý lúc này liền trầm tư suy nghĩ, vui buồn lẫn lộn, vui mừng vì con trai bà thành tâm muốn quy y cửa Phật , còn điều lo ngại là bà nghĩ đến những vất vả khổ cực mà hai mẹ con đã chịu trong hai chục năm qua, con trai một khi ra đi thì mẫu tử không biết bao giờ mới có thể gặp lại.
Mặc dù bà Lý sớm đã biết sẽ có ngày này trong tương lai, nhưng khi ngày ấy thực sự đến, tình cảm mẫu tử thật không thể nào tách rời ,nghĩ đến vậy nước mắt bà không biết từ lúc nào đã chảy dài trên mặt. Để giữ con thêm một đoạn thời gian, bà đã nói rằng chuyện này phải được sự đồng ý của thúc phụ.
Sau khi biết chuyện, thúc phụ liền một mực phản đối và nói với Huệ Năng rằng: “Phụ Thân anh mất sớm, mẫu thân của anh vẫn còn sống, cần anh làm tròn chữ hiếu, anh làm sao có thể xuất gia? Nếu anh muốn tôi cho phép anh xuất gia, trừ khi anh dập đầu bái lạy Tảng đá lớn ở rìa làng cho đến khi tảng đá nứt ra ! ”
Thúc phụ thuận miệng nói ra một câu như thế này chẳng qua chỉ để khiến Huệ Năng sợ hãi, khiến anh biết khó mà rút lui, xua tan niệm đầu muốn xuất gia của anh.
Tấm lòng cầu học Phật Pháp của Huệ Năng quả thật dũng mãnh tinh tấn, anh không hề lùi bước mà đã thực sự bước đến bên tảng đá lớn đó mà quỳ lạy. Sau bảy bảy bốn mươi chín ngày, thiên không bỗng xuất hiện một tiếng động lớn, một đạo tia chớp quét xuống ngay lập tức chém đứt tảng đá thành hai. Cả mẫu thân và thúc phụ của anh đều rất kinh ngạc khi chứng kiến cảnh này, đồng thời biết rằng đó là thiên ý muốn Huệ Năng xuất gia tu Phật, vì vậy thúc phụ đành đồng ý cho phép Huệ Năng đi về phía Bắc đến chùa Đông Thiền học Phật, để Huệ Năng yên tâm, ông đã hứa rằng ông sẽ thay anh chăm sóc tốt cho mẹ anh.
Về sau, người đời gọi tảng đá vỡ kia là “biệt mẫu thạch”. Trải qua hơn nghìn năm sương gió, tảng đá vỡ này đã được bảo tồn như một di tích văn hóa ở vùng Tân Hưng, Quảng Đông. Cùng với việc tảng đá bị chặt đứt, Huệ Năng cũng theo đó mà thăng hoa từ lòng hiếu thảo đối với mẫu thân chuyển thành tấm lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.
Huệ Năng cáo biệt mẫu thân, trèo đèo lội suối, ngày đi đường đêm tìm nơi tá túc, không ngại khó khăn gian khổ như thế trong hơn 30 ngày, cuối cùng cũng đến được Huyện Hoàng Mai. Huệ Năng tìm đến Đông Thiền Tự, anh bày tỏ lòng tôn kính với Đại Sư Hồng Nhẫn Ngũ Tổ Thiền Tông. Đại Sư Hồng Nhẫn hỏi anh: “Ngươi là người phương nào? Tới đây có việc gì?”
Vậy Thiền sư Huệ Năng làm cách nào trở thành truyền nhân của Thiền Tông môn phái?
Mời quý đọc giả đón đọc phần tiếp theo
Nguồn Soudofhope Mạnh Hùng biên tập