Để biết đạo đức và nhân phẩm của một người, không thể nhìn vào lúc đang vui vẻ bình thường. Hãy nhìn cách phản ứng lúc tức giận của họ khi có việc không may ập đến.
Trong cuộc sống, ai cũng sẽ gặp chuyện không vui; có những lúc sẽ tức giận, cáu gắt. Lúc đó phản ứng theo phản xạ tự nhiên của chúng ta ra sao; nó thể hiện nhân phẩm của chính mình như thế đó.
1. Khi tức giận sẽ bộc lộ rõ sự giáo dục của một người
Khi tức giận, người ta thường mất đi ý thức tự chủ và khả năng kiểm soát, khả năng che giấu bản thân. Do vậy, chúng ta có thể dễ nhìn thấy rõ đạo đức và phẩm chất thực sự của người đó.
Những người bỏ qua cảm xúc của người khác khi họ nổi cơn tức giận lên. Đó là biểu hiện của những người kém học thức và phẩm chất không tốt. Khi tức giận, dường như cả thế giới đang nợ họ điều gì. Thậm chí còn trút giận lên những người không liên quan. Từ chuyện nhỏ xé ra to, chuyện này lái sang những chuyện khác, còn lôi cả chuyện cũ kể lại… Hành vi đó sẽ chỉ khiến những người xung quanh muốn né tránh; và không muốn làm cùng người ấy thêm lần nữa kẻo rước họa vào thân.
Tức giận cũng ví như thuốc độc, nó làm lý trí người đó mất kiểm soát; sau đó lan ra toàn cơ thể mệt mỏi, phấn khích, khó chịu… Người thường xuyên nổi giận sẽ gây hại cho sức khỏe.
Khi tức giận, người ta thường mất đi ý thức tự chủ và khả năng kiểm soát, khả năng che giấu bản thân.Người không có tu dưỡng, lúc tức giận liền dùng bạo lực gây thương tích cho đối phương, hoặc dùng ngôn từ để gây sát thương người nghe. Họ không chịu hạ khẩu khí cho tới khi cảm thấy hạ gục được người kia; và cảm thấy hả dạ trong lòng.
2. Khi tức giận sẽ bị mất kiểm soát và thiếu lí trí
Một người tốt thì trong tâm sẽ luôn nghĩ tốt về người khác. Ngay cả khi bị họ là người bị xúc phạm, họ vẫn sẽ tha thứ cho đối phương và tìm cách thích hòa giải trước. Rất hiếm khi gặp người tốt nào vì nổi cơn giận không kiểm soát được mà làm tổn thương người khác.
Ngược lại, người có nhân cách kém thì lúc có chuyện không may đến; họ thường dễ nổi cáu, tức giận. Họ càng tức giận càng khiến mâu thuẫn ngày càng leo thang.
Câu chuyện về thiền sư Bạch Ẩn nổi tiếng ở Nhật Bản.
Có một võ sĩ tên là Tín Trọng, một hôm anh ta đến chùa xin thiền sư Bạch Ẩn cho lời khuyên: “Tôi đã đọc nhiều tác phẩm kinh điển, đều nói rằng có thiên đường và địa ngục. Xin ngài nói cho tôi biết thực sự có địa ngục và thiên đường hay không?”
Không nhấc mắt, thiền sư vẫn bình thản hỏi lại: “Ngươi làm gì?”
Tín Trọng đáp: “Võ sĩ“.
“Ngươi là võ sĩ?” – thiền sư khinh thường nói: “Vị chủ nhân nào không có đầu óc, lại bảo một người luộm thuộm nhếch nhác, đầu chuột, giống như kẻ ăn mày thế này làm võ sĩ!”
Đối với một võ sĩ người Nhật Bản, danh tiếng còn hơn cả mạng sống. Tín Trọng cũng không ngoại lệ, ông được coi là một võ sĩ samurai nổi tiếng, sao có thể chịu nổi sự sỉ nhục từ những lời này của vị thiền sư.
“Cạch” một tiếng, anh ta rút kiếm từ thắt lưng và định chém vào cổ thiền sư.
Chỉ thấy thiền sư đang ngồi vững vàng trên tấm nệm; rồi điềm tĩnh nói: “Cửa địa ngục mở ra từ đây!”
Anh nghe vậy thì giật mình toát mồ hôi, vội vàng vứt kiếm xuống đất, quỳ xuống xin lỗi thiền sư.
Thiền sư mỉm cười và nói: “Cửa thiên đường mở ra từ đây!”
Những người khi tức giận liền trở nên hẹp hòi, chỉ biết nghĩ đến mình chứ không nghĩ đến người khác. Những người như vậy có tâm hư vinh mạnh mẽ. Họ có xu hướng bạo lực rõ ràng, và luôn hy vọng đạt được lòng tự trọng bằng cách chèn ép người khác.
Nếu Samurai Tín Trọng không được thiền sư điểm hoá để nhận thức ra; chắc chắn anh ta sẽ phải chịu thiệt hại rất nhiều vì tính nóng nảy của mình.
3. Người có tu dưỡng, khi tức giận sẽ có khoảng hòa hoãn để cân nhắc
Nhân phẩm con người không thể nhìn thấy qua vẻ bên ngoài; nó cần có hoàn cảnh để bộc lộ ra. Trong tâm mỗi người đều có sự cảm nhận và đánh giá về phẩm chất của người khác. Những người chú tâm đến sự tu dưỡng của bản thân; khi họ tức giận thường không gây nên điều gì tổn hại.
Bởi vì, họ có thể giải quyết mọi việc bằng tâm thái bình tĩnh cân nhắc thiệt hơn. Họ sẽ không để mình bị mất kiểm soát bản thân; họ không đánh mất sự nhân cách cơ bản của mình. Họ càng không vì tức giận mà mắng chửi lớn tiếng người khác.
Cho dù đang tức giận, chúng ta cũng không ích kỷ chỉ quan tâm cảm xúc của bản thân mình. Làm gì cũng nghĩ đến người khác xem có tổn hại gì không; có như vậy mới được mọi người yêu mến.
Một người được giáo dục tốt có thể duy trì những nhân cách đạo đức tốt bất kể lúc bình thường hay gặp điều không may. Dù có tức giận cũng không nóng nảy, không dùng bạo lực, không xúc phạm danh dự người khác. Có những bình thường họ tỏ ra ôn hòa; nhưng đụng phải mâu thuẫn thì nhảy dựng đứng lên…
Có thể nói rằng, nhân cách trong giao tiếp của một số người là chân thật; một số người là giả tạo. Trong khi tức giận mà vẫn giữ được phong thái và sự tu dưỡng; đó mới là người có phẩm chất tốt.