Nguồn ảnh: xuanthu

Văn Hóa

Lý Bạch: Những phẩm chất cao quý tạo nên một “Tiên thi” vĩ đại thời nhà Đường

By Lan Hòa

June 25, 2021

Trong vườn thơ đàn cổ điển Trung Hoa, Lý Bạch là cái tên vang vọng nhất, là ngôi sao sáng rực rỡ nhất.

Tiền Dị đời nhà Tống đã viết trong “Nam Bộ Tân Thư”, ca ngợi Lý Bạch rằng: “Lý Bạch vi thiên tài tuyệt” tức: “Lý Bạch là thiên tài tuyệt đỉnh”.

Khuất Phục, thi nhân đời Thanh đã miêu tả Lý Bạch rằng: “Dật khí hoành không” ngụ ý rằng, “khí phách phiêu dật ngang lưng trời”.

Thi nhân nổi tiếng Hạ Tri Chương khi gặp Lý Bạch ở Trường An đã ca ngợi ông rằng: “Tử, Trích Tiên nhân dã” – Ông là ông Tiên bị giáng đày.

Người đời sau vì thế đã tôn sùng Lý Bạch là “Thi Tiên”, “ông Tiên thơ ca”, thơ như thế nào, cảnh giới tư tưởng và nội tâm như thế nào mới xứng danh với tên gọi đó?

Lý Bạch, hiệu là Thanh Liên Cư Sỹ, sinh ra ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long, Cẩm Châu (tức huyện Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên ngày nay). Quê tổ ở Tây Thành Kỷ (tức huyện Tần An, thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc ngày nay). Cả cuộc đời của mình, Lý Bạch đã du ngoạn quá nửa mảnh đất Trung Hoa rộng lớn.

Là một nhà thơ lớn thời nhà Đường, người đời mệnh danh ông là “Tiên Thi” – “ông tiên của thi ca”. Nhắc đến Lý Bạch, người đời ngưỡng mộ những thành tựu nghệ thuật huy hoàng của ông, càng ngưỡng mộ về khí phách hiên ngang, giúp đỡ dân chúng, phục vụ đất nước, kiên cường theo đuổi lí tưởng của ông.

Khi đất nước lâm vào cảnh khốn cùng, ông không ngại xả thân vì đại nghĩa, trong bối cảnh chính quyền và thực tế xã hội hủ bại thời Đường Huyền Tông, ông vẫn giữ mình thanh khiết, trong sạch, không giữ quan hệ bất chính với những thế lực hắc ám, kêu gọi người dân đứng lên vì chính nghĩa.

Thời niên thiếu, Lý Bạch đã thích đọc sách, kính ngưỡng Tiên Đạo, trọng nghĩa khinh lợi, thường giúp đỡ người khác. Ông từng viết: “Thập ngũ du Thần Tiên, Tiên du vị tằng yết” nghĩa tức là: 15 tuổi ngao du Thần Tiên, du Tiên chưa bao giờ ngừng.

Khi Lý Bạch lần đầu tiên đến Trường An, đã đã gặp Hạ Chi Chương, một học giả Hán Lâm mà ông luôn ngưỡng mộ,  ông lấy ra từ cánh tay của mình đưa cho Hạ Chi Chương và nói: “Đây là những bài thơ tôi viết gần đây, xin ngài chỉ giáo”. Hạ Chi Chương mở bài thơ ra và đọc, sau đi đọc xong “Thục Đạo Nan”, Hạ Chi Chương tấm tắc khen, nói: “Bài thơ này quả là khí thế hùng vĩ, thực sự kinh thiên động địa”.

Lý Bạch nói: “Vẫn còn một bài thơ “Ô Thê Khúc”. Hạ Chi Chương vội vàng thúc giục: “Hãy đọc cho tôi nghe”. Sau khi Lý Bạch ung dung đọc xong bài thơ, Hạ Chi Chương cảm động rơi nước mắt: “Bài thơ này thật cảm động, quỷ Thần đọc xong cũng có thể rơi lệ, ông quả là tiên giáng trần xuống hạ giới làm phàm nhân rồi”.

Hạ Chi Chương đã cố gắng để tiến cử Lý Bạch cho Đường Huyền Tông, danh tiếng của Lý Bạch tiếng lành đồn xa, kiến thức uyên bác của ông làm chấn động triều đình và người dân. Lúc đó, Phiên Bang muốn xâm lược Cao Ly, hoàng đế Huyền Tông nhà Đường đã ra lệnh cho Lý Bạch đi sứ trở về, Lý Bạch đã biết tác phẩm nổi tiếng “Hách Man Thư”, sau đó được phong làm cử nhân Hán Lâm.

Khi Đường Huyền Tông ngày càng trở nên hồ đồ, tham lam hưởng thụ, các kẻ gian tế như Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung càng ngày trở nên tham nhũng. Lý Bạch tính tình vốn cứng cỏi, kiên quyết, không chịu khuất phục trước những điều phi nghĩa. Mặc dù vô cùng lo lắng và bất an trước sự nguy nan của đất nước, nhưng ông không nguyện ý trở thành kẻ a dua nịnh hót, vì vậy, ông đã sử dụng những bài thơ để công khai phản đối những hành vi sai trái của Lý Lâm Phủ, Trương Quốc Trung, thậm chí còn chỉ rõ ra một cách sắc bén về những sai lầm của Đường Huyền Tông, nói lên tiếng nói công lý và chính nghĩa.

Tuy rằng, chí lớn của Lý Bạch không cách nào thực hiện, ông cũng không nguyện ý cùng phe với gian tế, nên đã kiên quyết từ chức quan. Mặc dù Đường Huyền Tông không nghe theo lời khuyên, nhưng ông cảm phục tài năng của Lý Bạch, do đó đã trao cho ông một kim bài. Những người bạn của ông là Hạ Chi Chương, Lý Thích Chi, Thôi Tôn Chi tiễn biệt ông, mọi người đều động viên, khích lệ lẫn nhau.

Lý Bạch du sơn cầu Đạo, cầm được kim bài trong tay và đã làm được rất nhiều việc tốt cho bách tính muôn dân. Khi ông đi qua huyện Hoa Dương, nghe nói huyện Hoa Dương có quan tham ô tiền bạc, tổn hại dân chúng nên ông liền cưỡi lừa đi vòng qua cổng huyện ba vòng.

Quan huyện nhìn thấy cảm thấy vô cùng tức giận: “Ai dám quấy rối viên quan?”. Ông ta ra lệnh bắt Lý Bạch vào đại sảnh để tra khảo. Lý Bạch nói tên của mình và lấy kim bài ra, ông viết lên dòng chữ: “Bất cứ nơi nào Lý Bạch ta đi qua, kẻ nào bất kính, vô lễ sẽ vi phạm chiếu chỉ”.

Quan huyện và những người xung quanh nghe xong khẩn thiết quỳ gối nhận tội, Lý Bạch nói: “Các ngươi hưởng bổng lộc của quốc gia, sao lại có thể tham ô tiền bạc, hại dân? Nếu biết thành tâm vãn hồi những sai lầm trước đây, ta có thể sẽ miễn tội cho các người”. Quan huyện nghe xong liền kính cẩn nhận lỗi, kể từ đó trở đi đã quy chính nhân tâm, sau đó trở thành một vị quan huyện ngay thẳng, liêm khiết, thương dân.

Lý Bạch có tư chất thanh cao, liêm khiết, cả cuộc đời luôn theo đuổi lí tưởng cao thượng, nội tâm không bị úa nhiễm bởi bụi trần.

Ngày nay, một số người có xu hướng cuốn theo theo dòng chảy ô nhiễm, đánh mất đi lương tri, làm phai nhạt đi bản chất tiên thiên tốt đẹp sâu trong tâm hồn, cuốn vào dòng soáy của danh lợi, điều này đã khiến cho đạo đức xã hội ngày càng trượt trên dốc lớn.

Mấy ngàn năm qua, “tiên thi” vĩ đại nhà Đường Lý Bạch luôn nhận được sự ái mộ của người đời, điều này không thể tách rời với tư chất liêm khiết, quyền quý của ông. Thông qua những tác phẩm thơ ca của ông cũng có thể cảm nhận được tâm hồn thanh cao, nội tâm phong phú.

 

Nguồn dịch: Secretchina

Chân Nhiên