Lâu lắm rồi, bà lão thường đi qua xóm tôi hát lời kỳ lạ chẳng đâu vào đâu. Ai cũng bảo bà điên nhưng thật lạ, lời hát của bà đều ứng nghiệm.
Bà cũng cảnh báo mọi người ngày nay rằng nhân loại sẽ phải hứng chịu một đại họa, kẻ xấu không thể chạy thoát khỏi dù ở trong hố chuột.
Bà lão điên sống tại huyện Cao Dương, vùng Bảo Định và mất tại thôn Quốc Công Doanh, huyện Thanh Uyển, thành phố Bảo Định. Rất nhiều bậc cao niên 70-80 tuổi trong làng tôi đều đã từng gặp bà lão ấy một hoặc hai lần. Hiện vẫn còn ngôi đền thờ bà tại thôn Quốc Công Doanh. Hàng năm, dân làng thường tụ họp tại đền vào ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch, nhiều người từ Thiên Tân, Bắc Kinh, và cả Thượng Hải cũng đến để đốt nhang cho bà.
Trong những năm 1930 và 1940, bà lão thường đi rong một mình trong vùng Bảo Định. Bà mang theo một gói nhang và chống một nhánh cây làm gậy đi đường. Những lúc thấm mệt bà thường vào nhà dân hoặc nơi chùa miếu để nghỉ ngơi và ăn uống. Mỗi khi dân làng cho bà đồ ăn, bà đều đốt nhang để bày tỏ lòng tôn kính với Thần Phật, sau đó mới nhận đồ ăn. Bà vừa đi vừa hát, thường là những câu hát rất cổ quái lạ lùng mà không ai hiểu được, vì vậy người ta cho rằng bà bị điên và gọi bà là “phong lão bà nhi” (bà già ‘điên’ tính như trẻ con). Nhưng nhiều năm trôi qua, người ta nhận thấy rằng những điều bà hát đều không hề tuỳ tiện, mà đều ứng nghiệm một cách lạ lùng.
Một lần đang đi trên đường, có một kẻ lưu manh buông lời nhục mạ bà. Bà nói với y: “Hôm nay ông chửi mắng tôi, nhưng ông có biết không, ngày mai ông sẽ bị rơi vào một cái hố mà chết”. Và quả thật điều ấy xảy ra đúng như lời bà lão. Cha tôi kể rằng ông đã gặp bà từ khi ông vẫn còn là một đứa trẻ. Bà sống trong làng chúng tôi trong một thời gian. Có một vài đứa trẻ ngỗ nghịch thường xô đẩy bà.
Khi bà đốt nhang lễ bái Thần Phật trong miếu thờ, những đứa trẻ này lấy gạch đánh bà ở sau lưng. Phải mất một lúc lâu sau bà mới đứng dậy được. Sau đó bà hỏi: “Đứa nào làm như vậy? Sớm muộn gì tụi bây cũng sẽ bị chết”. Quả thật, những đứa trẻ nghịch ngợm đó sau này đều chết trẻ trong thời Cách mạng Văn hoá.
Bây giờ khi dân làng chúng tôi nói về “phong lão bà nhi”, họ đều hiểu rằng bà không hề điên chút nào, mà chính là một người tu luyện. Có lẽ bà lang thang khắp đây đó là để “độ” những người lương thiện, những người vẫn còn niềm tin vào Thần Phật trong vùng này.
Các bài hát “thuận theo miệng mà ra” của bà được lưu truyền khắp vùng trong nhiều năm, vì không có tài liệu ghi chép nên khó có thể thu thập đầy đủ và chính xác, dưới đây là một số câu nói được lưu truyền rộng rãi.
“Trung Hoa Dân Quốc cải tổ, đền thờ chùa chiền bị đập phá để xây trường học. Khi thời cơ đến, họ sẽ lại trùng tu chùa miếu” – Vào thời Trung Hoa Dân Quốc, chính phủ quả thực đã đập phá nhiều chùa miếu để xây dựng trường học. Bây giờ các chùa miếu đang được xây cất trở lại để thu hút du khách.
“Tiền bạc không có lỗ; hút thuốc không dùng ống điếu, và giầy không có mặt” — Thời ấy người ta dùng tiền xu, thường là các đồng bạc cắc có một cái lỗ ở giữa. Dân chúng hút ống điếu và mang giầy làm bằng tay, ở phía trước có một cái chụp dài gọi là ‘mặt’. Bây giờ người ta đều dùng tiền giấy, hút thuốc lá, và mang đủ các loại giầy.
“Mỗi nhà và mỗi phòng, tất cả các ngọn đèn đều chổng đầu xuống đất”— Thời xưa, người ta dùng đèn dầu, nên ánh sáng chiếu lên trên. Bây giờ ai ai cũng dùng đèn điện, và mặt bóng đèn úp xuống phía dưới.
“Xây nhà không có kèo cột, mẹ chồng hầu hạ nàng dâu” và “Đường cổ ngàn năm thành sông, nàng dâu ngàn năm thành mẹ chồng” — Trong quá khứ, vị trí của nàng dâu trong gia đình là rất thấp, bây giờ vị trí của các nàng dâu và mẹ chồng là đổi lại.
“Xem con như cha mẹ” — Vì ĐCS Trung Quốc áp dụng chính sách hạn chế sinh đẻ và mỗi gia đình chỉ có thể có một con, nên cha mẹ cưng chiều thái quá con cái của họ.
“Xương chất thành đống, máu chảy thành sông” Câu hát này có lẽ ứng với ngày 4/6/1989, khi hàng vạn sinh viên đã bị xe tăng cán trên quảng trường Thiên An Môn.
Câu cuối có lời: “Lượm lượm, chọn chọn, còn lại toàn là thần tiên sống. Người tốt sẽ không chết, ngay cả nếu họ đứng ở đầu nhánh cây nhỏ nhất. Người xấu không thể tránh bị trừng phạt, ngay cả nếu họ trốn trong một lỗ chuột. Lươm lượm, chọn chọn, chín mất còn một, kẻ còn lại sẽ thành thần tiên.”
Ngẫm lại, tôi thấy tất cả những gì bà hát đều ứng nghiệm và đều chuẩn xác đến lạ kỳ. Nhưng chỉ riêng câu cuối cùng là khó hiểu nhất, cho đến nay chúng tôi vẫn hồi hộp chờ đợi, và không biết câu cuối sẽ xảy ra khi nào.
Từ xưa tới nay những người hiểu rõ luật nhân quả, nhận thức được chân lý của mọi sự, luôn tin tưởng xem trọng hàng đầu Đức hạnh và việc Thiện, điều chỉnh cách hành xử của mình cho phù hợp với Đạo Trời. Vì thế cho nên, từ xưa tới nay việc người ta khuyên nhau làm việc thiện, coi trọng nghĩa mà xem thường lợi ích, khi người khác cần giúp đỡ thì giúp đỡ họ, dùng lòng từ bi mà đối đãi với tất cả sự vật, kết quả được đền bù, phúc đức quảng đại, người lương thiện được Trời phù hộ, Thần luôn giúp đỡ, khi những khó khăn xảy đến cũng thãng đãng mà bước qua.
Chỉ bằng cách tránh xa cái ác, trở về với lòng nhân ái, thành tâm xám hối với Thần Phật và cầu xin sự phù hộ của Thần Phật, chúng ta mới có thể vượt qua thảm họa một cách an toàn và tiến về nơi ánh sáng soi rọi.
Đăng Dũng biên tập
Nguồn: renminbao