Đời Sống

Mỗi mối nhân duyên tạo ngộ đều có nguyên do, người làm ác tự làm tự chịu

By Đăng Dũng

September 29, 2020

Hết thảy những nhân duyên tao ngộ của chúng sinh đều dựa theo nghiệp lực thiện ác mà an bài. Dẫu là việc tốt hay việc xấu thì con người cũng đều phải chịu trách nhiệm về việc mình đã làm, tự làm tự chịu. Làm việc tốt được gọi là “Thiện nghiệp”, làm việc xấu được gọi là “Ác nghiệp”.

Trời xanh luôn giữ lẽ công bằng với tất cả sinh mệnh. Ông Trời sẽ căn cứ vào “Thiện nghiệp” và “Ác nghiệp” của bản thân mỗi người mà an bài những mối nhân duyên dành cho họ.

Có một câu chuyện vào thời gian khi Phật Thích Ca Mâu Ni ở nước Xá Vệ như sau: Vào một buổi sáng ở Xá Vệ, Đức Phật dẫn theo đồ đệ đi vào thành thì ngài cùng các đồ đệ nhìn thấy một ông lão. Ông vừa khóc vừa cất giọng rao hàng, nhìn rất thương tâm. Trong chiếc giỏ của ông lão có một con cá vẫn còn đang giãy giụa.

Ông oán giận nói: “Vì sao con trai tôi còn trẻ thế mà đã qua đời rồi, khiến cho cái thân già của lão phải nhọc nhằn đi bán cá. Sao ông trời thật quá bất công.” Đức Phật đi qua ông lão mà chỉ khẽ thở dài. Họ đi tiếp thì nhìn thấy cái xác của một con lợn, cái xác thối rữa bốc lên  mùi tanh rất khó chịu. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni đi qua, ngài cũng không nói gì mà chỉ khẽ thở dài.

A Nan Tôn giả thấy sư phụ thở dài như vậy thì cho rằng nhất định là có nguyên nhân, nhưng lại không biết được rốt cuộc nó là gì. Đến khi  Đức Phật đả tọa và các vị tôn giả khác đã an vị vào chỗ của mình thì A Nan Tôn mới giả đi đến trước mặt Đức Phật quỳ lạy. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền hỏi: “A Nan, con có điều gì muốn hỏi sao?” Tôn giả thưa: “Thưa thầy, trong lòng con có một thắc mắc: tiếng thở dài của thầy khi nhìn thấy ông lão bán cá và con lợn đã chết đó là vì sao ạ?”

Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “A Nan, điều đó thực là có nguyên nhân. Ta sẽ giải thích cho các con nghe. Ông lão kia thống khổ như vậy, nhưng ông ấy cũng không biết rằng mình đánh cá biết bao năm đã có biết bao nhiêu sinh mệnh đã từng nằm trong lưới mà giãy giụa, cuối cùng mất mạng. Con trai chết trẻ khiến ông ấy bi thương thống khổ, oán trách trời đất, nhưng lại không biết nghĩ đến nỗi khổ của chúng sinh. Cho nên, ta thở dài về sự mê nguội của ông ta.”

“Còn con cá kia trong giỏ kia, trong kiếp trước nó là người trời, sinh sống trên Thiên giới. Nhưng khi phúc phận đã hết, nó phải chịu quả báo bị chuyển sinh thành động vật dưới nước. Điều khiến ta thở dài chính là con cá ấy tuy rằng kiếp trước sống có tạo phúc, nhưng khi phúc hưởng hết rồi thì phải chịu quả báo mà đầu thai làm cá. Giờ phải sa vào lưới của ông lão đánh cá kia mà chờ chết. Đây chính là bởi đã không duy trì tạo phúc liên tục.”

“Còn con lợn kia, trong kiếp luân hồi trước nó là người có quyền thế, nhưng khi còn sống lại luôn tự cao tự đại, cuối cùng khi hưởng hết phúc trời thì phải chịu đầu thai thành lợn trong kiếp này; cuối cùng phải chịu báo ứng, khi sinh mệnh hết thì toàn thân thối rữa, người người ghét bỏ. Đây đều là nhân quả. Cho nên, nhân duyên, quả báo đều là tự mình làm, tự mình chịu.”

Minh Hoàng biên dịch Theo secretchina