Người xưa có câu: “Tâm chứa đầy thiện niệm, vạn kiếp không bị diệt, trăm ánh đèn dõi theo, ngàn dặm sáng soi”. Hưởng thụ vật chất có thể làm cho người ta mê đắm nhất thời, còn tâm đầy thiện niệm như ánh sáng vàng kim, mới đủ để khiến cho người ta cả đời hạnh phúc. Thiện tâm giống như nước suối vậy, nó có thể nuôi dưỡng thắm tươi mọi tâm hồn khô cằn, là ánh nắng ấm áp làm tan chảy mọi băng giá.
Bản tính lương thiện là “khó báu” vô giá, là tài sản quý giá nhất của đời người, là kim chỉ nam trong cuộc sống của mỗi chúng ta, gieo trồng hạt giống thiện lương sẽ gặt được quả lành, gieo xuống điều tốt đẹp, thu hoạch lại chính là hạnh phúc, một sinh mệnh chứa đầy thiện lương, cuộc sống của họ sẽ luôn ngập ánh mặt trời, có một nội tâm phong phú tuyệt vời, như bức tranh phong cảnh của muôn hoa khoe sắc, bướm bay hoa lượn, hương thơm khắp nơi.
Khi bạn chọn làm một con người lương thiện, thì dù cho trải qua mưa to gió lớn, băng qua núi cao hiểm trở, chứng kiến thăng trầm của kiếp nhân sinh muôn màu, bạn vẫn sẽ luôn giữ được tâm thuần tịnh, vẫn ung dung bước trên đường đời, có thể cảm hóa những người xung quanh, quý trọng cuộc sống, trân quý chính mình, yêu thương những người xung quanh, luôn mỉm cười nghênh đón gió mưa của cuộc đời.
Thiện lương với người khác, kì thực là khoan dung với chính mình. Sự thiện lương như từng hạt mưa, thấm vào sinh mệnh càng thêm tươi đẹp. Năm tháng trôi qua, dù cho có ngày dung nhan tàn phai, nhưng những năm tháng tuổi trẻ đầy thiện lương vẫn mãi vĩnh hằng bất biến, mãi luôn còn đó không bao giờ phôi phai.
Câu chuyện vị thiền sư và con bọ cạp
Một vị thiền sư đang ngồi thiền đả tọa bên sông, nghe thấy âm thanh dưới nước. Vị thiền sư mở mắt ra và nhìn thấy một con bọ cạp đang vẫy vùng dưới nước.
Vị thiền sư thuận tay moi nó lên mặt đất, đột nhiên bị bọ cạp chích một gai độc, sau đó ông đưa nó lên bờ, rồi tiếp tục ngồi đả tọa.
Một lúc sau, ông lại nghe tiếng động dưới sông, mở mắt ra nhìn, vị thiền sư lại thấy con bọ cạp bị rơi xuống nước.
Ông lại cứu nó lên, đương nhiên ông lại một lần nữa bị con bọ cạp chích. Sau đó, ông vẫn ung dung tiếp tục ngồi đả tọa.
Sau một thời gian, ông lại gặp bất hạnh tương tự.
Người ngư dân bên cạnh thấy vậy, bèn nói nói: “Ông thật ngốc, lẽ nào ông không biết bọ cạp có thể chích người sao?”
Vị thiền sư nói: “Tất nhiên là tôi biết, tôi đã bị nó chích cho 3 cái rồi”
Người ngư dân cười rồi tỏ ra khó hiểu: “Vậy tại sao ông lại cứu nó?”
Vị thiền sư: “Chích người là bản tính của bọ cạp, từ bi là bản tính của tôi. Bản tính của tôi không thể chỉ vì bản tính của nó mà thay đổi được”.
Người xưa có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người khi sinh ra, bản chất đã là lương thiện, là trong sáng và thuần khiết. Vậy nên, nếu có lúc cuộc sống này bắt ta lựa chọn, đừng ngần ngại lựa chọn trở thành người thiện lương.
Câu chuyện Cự Bá thăm bạn
Lần nọ, Tuần Cự Bá vượt đường xá xa xôi ngàn dặm đi thăm một người bạn của mình bị ốm, vừa đúng lúc quân địch tiến đánh tấn công vào thành đó, người bạn của ông liền khuyên ông: “Tôi sắp chết rồi, ông hãy đi khỏi đây đi”.
Cự Bá trả lời: “Tôi từ xa tới thăm ông,ông lại muốn tôi rời khỏi đây trong lúc như thế này, bạc tình bạc nghĩa để rồi đổi lấy sự sinh tồn, sao có thể là việc mà Cự Bá tôi có thể làm chứ?”. Cuối cùng ông nhất mực không chịu rời đi.
Sau khi đánh chiếm được thành lũy và vào thành, quân địch thấy rất kỳ lạ khi Cự Bá vẫn ở đó, liền hỏi ông: “Đại quân của ta vào đến thành, thì tất cả mọi người dân trong thành đều chạy hết rồi, ông là ai vậy, sao vẫn còn dám ở lại đây?”
Cự Bá thản nhiên trả lời: “Bạn tôi bị bệnh, tôi không nhẫn tâm để ông ấy một mình ở đây, nếu các người nhất định muốn lấy mạng ông ấy, tôi nguyện sẽ dùng tính mạng của mình để hoán đổi”.
Quân địch nghe xong trong lòng đều cảm thấy chấn động, sau khi cùng bàn bạc thảo luận, quân địch nói: “Chúng tôi là những người không hiểu đạo đức và lễ nghĩa, lại xâm nhập vào vùng đất đầy đạo đức và lễ nghĩa rồi”. Thế là chúng liền lập tức rút quân khỏi thành, và cả tòa thành được bảo toàn nguyên vẹn.
Những người như Cố Vinh và Cự Bá, bởi sự thiện lương của họ, vì vậy cuối cùng khi gặp phải nguy hiểm cũng là tự mình có thể cứu mình. Sự hành thiện không đợi phúc báo của họ, không những có thể giúp đỡ được người khác, còn chính là giữ lại đường thoái lui và “quý nhân” cho bản thân sau này.
Khi chúng ta chọn làm một người lương thiện, thì chúng ta nhất định sẽ có được một cuộc sống đầy ý nghĩa; đánh mất thiện tâm thì cuộc sống trở nên vô nghĩa, ảm đạm, u tối, nhất định rồi cũng vội vàng lướt qua cuộc đời mà không để lại chút tia sáng tốt đẹp nào. Thái độ làm người thiện lương tốt bụng của bạn, cho dù bước đi có rất đỗi bình thường, cũng không mất đi cảnh giới khiến bạn trở nên phi thường.
Sẽ có một ngày, tất cả mọi người sẽ minh bạch ra, muốn có được tấm lòng lương thiện còn khó hơn sự thông minh. Bởi thông minh là thiên phú mà lương thiện lại là sự lựa chọn. Vậy nên, nếu có lúc cuộc sống này bắt ta lựa chọn, đừng ngần ngại lựa chọn trở thành người thiện lương, sự lương thiện của bạn là kho báu vô giá, rồi sẽ có ngày, “kho báu” đó có thể giúp đỡ được bạn.
Nguồn: Epochtimes
Lan Hòa biên tập