Nguồn: Internet

Văn Hóa

Một chữ “Hiếu” không ngờ lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa như vậy

By Lan Hòa

May 12, 2021

Trong văn hóa truyền thống nhận định rằng, Hiếu là căn bản của văn minh và đạo đức nhân loại, là chỉ sự phụng dưỡng và tùy thuận của con cái đối với cha mẹ, thúc đẩy đạo hiếu chính là khởi tạo hạnh phúc cho tuổi già của bản thân và tương lai cho tất cả mọi người trên thế gian.

Văn hóa truyền thống của Trung Quốc là văn hóa Thần Truyền, do vậy chữ “Hiếu” cũng là Thần truyền lại cho con người, dùng để quy phạm hành vi của con người. Vì sao lại có quy phạm như vậy?

Có câu nói rằng: “Con cái là cái nợ” đã là nợ thì nhất định phải có người thiếu nợ và người đòi nợ, chiểu theo thuyết luân hồi, người sống ở thế gian sẽ tạo rất nhiều nghiệp (người hành thiện cũng tích được rất nhiều Đức), giữa người với người sẽ vì thế mà nảy sinh ân oán. Khi tiếp tục chuyển sinh làm người thì những ân oán này đều phải được giải kết, do đó nhiều khi họ sẽ được an bài thành người thân trong một nhà.

Thần đã an bài như vậy, đồng thời Thần cũng định ra rất nhiều quy phạm luân thường đạo lý cho con người, chữ “Hiếu” cũng là một trong số đó. Nếu như con người có thể chiểu theo lời của Thần mà làm thì có thể thiện giải được rất nhiều ân oán, gia đình sẽ hòa hợp, con người sẽ sống hạnh phúc, vui vẻ và lạc quan, người già có nơi nương tựa đến cuối đời, xã hội cũng sẽ ổn định.

Chữ “Hiếu” quả thực là sợi dây ràng buộc con người, ví như quá trình cha mẹ nuôi dạy con cái rất vất vả, chịu khổ mới có thể hoàn nghiệp, có lẽ là một đời vất vả cực nhọc, vì con cái mà hao tâm tổn trí, nếu sau này con cái trưởng thành thì theo lẽ tự nhiên, con cái sẽ báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, vậy vô hình chung, ân oán trước đây đã được kết toán, đây quả là một sự an bài tuyệt vời tỉ mỉ của Thần dành cho con người.

Có thể thấy rằng, Thần đã vận dụng trí huệ và dụng tâm để an bài cuộc đời cho con người trả nghiệp, cũng như đặt ra những quy phạm đạo đức ước thúc con người, mục đích sâu xa là để bảo hộ con người. Người xưa họ đều biết điều này cho nên họ vô cùng kính trọng và tín ngưỡng vào Thần.

Toàn bộ nền văn hóa truyền thống Trung Hoa đều dựa trên nền tảng kính ngưỡng Thần Phật, sự bác đại tinh thâm trong nền văn hóa nửa Thần của Trung Hoa cũng chính là lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm quy phạm ước thúc hành vi của con người.

Vậy trong tiếng Hán, chữ “Hiếu” có hàm ý gì?

Người xưa có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”

Chữ Hiếu (孝) Hàm ý của chữ Hiếu là chỉ sự phụng dưỡng và tùy thuận của con cái đối với cha mẹ. Kết cấu của chữ Hiếu là chữ Lão (老) được tỉnh lược, lại thêm vào một chữ Tử (子), Lão ở bên trên và Tử ở bên dưới, phụ mẫu “thị thiên”, con người nên thuận thiên nhi hành, vì vậy cần giảng hiếu thuận.

Trong văn hóa truyền thống nhận định rằng, Hiếu là căn bản của văn minh và đạo đức nhân loại, là khởi đầu của Lễ, “bách thiện Hiếu vi tiên” (trăm việc lấy Hiếu nghĩa làm đầu). Vì vậy, chữ Giáo (教) trong chữ “Giáo dục” (教育) thì chữ Hiếu (孝) được đặt ở phía trước, điều đầu tiên mà giáo dục cần phải đạt được đó là dạy người ta hiếu đạo.

Cũng bởi vì phụ mẫu là căn bản của sinh mệnh của chúng ta, hiếu kính với phụ mẫu cũng như việc tưới nước bón phân vào gốc cây, vậy thì tự nhiên gốc sẽ sâu mà cành lá sẽ đủ đầy, đối với con người mà nói thì cháu con sẽ hưng thịnh.

Đồng thời chữ Hiếu (孝) và chữ Hiệu (效) đồng âm (cùng đọc là “xiào”), Hiệu chính là noi theo, học tập theo, bởi vì hành vi của chúng ta chính là tham chiếu cho con cái, bởi vậy phàm là những ai không hiếu kính với cha mẹ thì bản thân con cháu của họ cũng sẽ không hiếu kính với người đó.

Thế nên, từ góc độ này mà nói, thúc đẩy đạo hiếu chính là khởi tạo hạnh phúc cho tuổi già của bản thân và tương lai cho tất cả mọi người trên thế gian. Hiếu lại đồng âm với Tiếu – cười, nụ cười (笑) (cùng đọc là “xiào’), “Tử nữ Hiếu tắc phụ mẫu Tiếu, Tử nữ bất Hiếu phụ mẫu bất Tiếu” (con cái hiếu thuận thì cha mẹ cười vui, con cái bất hiếu thì cha mẹ buồn rầu – không vui).

 

Nguồn: Zhengjian.org

Chân Nhiên