Gần đây cả Trung Quốc và Mỹ đã công bố kết quả điều tra về những người đại thọ. Tuy chế độ ăn uống, thói quen, sức khỏe và các phương pháp dưỡng sinh của các cụ đều khác nhau, nhưng sau khi xem xét phân loại thì họ đều có một điểm chung duy nhất.
Ủy ban Lão hóa thành phố Thành Đô ở Tứ Xuyên cũng đã khảo sát 720 người thọ 100 tuổi trong thành phố!
Đáng ngạc nhiên, điểm chung duy nhất của những cụ trường thọ này là sự lạc quan.
Ủy ban Người cao tuổi thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên đã khảo sát 720 người cao tuổi trong thành phố, trong đó 89,17% lạc quan, điểm chung duy nhất của họ là ‘Tâm thái tốt’.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã theo dõi 700 cụ già trong 3 năm và khám phá ra bí mật trường thọ của họ: họ có tính cách vui vẻ, ít khi lo lắng, về cơ bản không tức giận và luôn giữ thái độ tâm bình khí hòa trong suốt cuộc đời.
Trong danh sách các cụ trường thọ của tỉnh Sơn Đông, cụ Trương Tồn Hợp ở huyện Quyên Thành xếp thứ hai với 115 tuổi. Nhiều người tò mò, cụ Trương có pháp bảo trường thọ gì?
Khi được hỏi về bí quyết trường thọ của cụ Trương Tồn Hợp, con gái cụ là bà Trương Ái Chi nói: “Cụ có tâm thái tốt và luôn khoan dung với người khác”.
Cụ Trương Tồn Hợp sống lạc quan, bình dị, dễ gần, đã ngoài trăm tuổi nhưng vẫn minh mẫn, tinh anh, trên gương mặt hiếm khi xuất hiện những vết nhăn, giống như một ông lão mới ngoài 70 tuổi.
Cụ Trần Đồng Thọ 101 tuổi cũng nói rằng, cụ không bao giờ tức giận, người đọc sách thì không có gì là không nhìn thoáng. Sự lạc quan của cụ Trần Đồng Thọ đều học được từ sách: “Tôi đọc tất cả các sách, và tôi thường nhờ thế hệ sau giới thiệu sách”.
Theo quan điểm của cụ Trần Đồng Thọ, người già lạc quan thậm chí còn ngủ rất ngon, suy nghĩ ít thì sẽ không bị mất ngủ: “Tôi tắm trước khi đi ngủ mỗi ngày, đọc sách để thư giãn cơ thể và tinh thần, sau đó chìm vào giấc ngủ mà không bị phân tâm suy nghĩ việc gì khác”.
Những “người vô tâm” thường sống lâu hơn
Theo khảo sát của Hiệp hội Người cao tuổi Trung Quốc, trong số các lý do sống thọ của những người ngoài trăm tuổi, gen di truyền chiếm 15%, yếu tố xã hội chiếm 10%, điều kiện y tế chiếm 8%, điều kiện khí hậu chiếm 7%, và 60% còn lại phụ thuộc vào bản thân các cụ. Một trong những bí quyết hàng đầu là tâm thái.
“Người vô tâm” ở đây không phải là một từ hay trong suy nghĩ của mọi người, mà là chỉ những người có tâm thái vô tư thoải mái: cười hềnh hệch, ăn được ngủ được, lòng ngay thẳng, không lo toan mọi việc. Nhưng bạn có biết? Dưới con mắt của các chuyên gia, những “người vô tâm” sống đậm đà và trường thọ hơn so với mọi người.
Đối với người hiện đại, bực tức là nghĩ ngợi mà ra, tức giận là do so bì mà ra, bệnh tật là do ăn uống mà ra.
Một cụ ông 94 tuổi, dáng đẹp, đi đứng hoạt bát, trông như mới ngoài 60. Hỏi cụ bí quyết trường thọ, ăn đồ bổ dưỡng gì, tập thể dục gì, cụ cười bảo: “Tôi chỉ có hai câu thôi, gọi là ‘nói nói cười cười, vô lo vô nghĩ'”.
“Người vô tâm” là chỉ người có tính cách cởi mở và hay hồ đồ trong những vấn đề nhỏ nhặt. “Nói nói cười cười” là nói đến tính cách lạc quan, vui vẻ, không ôm đồm nhiều chuyện.
Có một câu ngạn ngữ phương Tây: “Đừng lo lắng, đừng tức giận, đừng sử dụng máy đo huyết áp”. Có thể thấy, cẩn thận và nóng giận là một trở ngại tâm lý lớn đối với tuổi thọ. Vì vậy, bạn nên hồ đồ một chút, phóng khoáng một chút, tấm lòng rộng mở một chút.
Những “người vô tâm, nói nói cười cười” là những người hài lòng với hiện trạng, mãn nguyện và hạnh phúc, cuộc sống an nhàn, không có tính khí thất thường nên loại người này có cơ hội lọt vào hàng ngũ “trường thọ” cao nhất.
Tại sao bạn không thể trở thành một “người lạc quan”?
Các nhà tâm lý học nói rằng những thay đổi trong cách đối xử và địa vị xã hội có thể gây ra tâm lý mất cân bằng ở một số người.
Nhiều người già sợ nhất là bị bệnh, hơi nhức đầu, nóng đầu là lo mắc bệnh hiểm nghèo, nghe tin người hàng xóm qua đời, họ vô cùng lo lắng. Khi bị cholesterol cao, thì không dám động đến món trứng nữa, khi có lượng đường trong máu cao thì từ chối tất cả đồ ngọt và trái cây.
Tuy nhiên, nhiều người sống trên trăm tuổi không bao giờ kiêng kỵ, họ coi nhẹ sống chết. Một tâm thái lạc quan là hữu ích nhất trong việc chống lại bệnh tật và ung thư. Bà Tôn Thụy Anh 100 tuổi đến từ Dương Châu, Giang Tô, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối ở tuổi 50. Bà đã trải qua một cuộc đại phẫu ở tuổi 95. Bà không lo lắng về bệnh tật của mình, hàng ngày bà vẫn uống trà vào buổi sáng, đi thăm chợ hoa, đi chợ mua thức ăn và trò chuyện với những người bạn già.
Lạc quan có thể luyện tập được
Các chuyên gia tin rằng lạc quan là một phẩm chất trường thọ có thể luyện tập được. “Ở bên những người lạc quan, hay cười nhiều hơn, cảm xúc tích cực có thể lan truyền”. Ngoài ra, tập thể dục có thể khiến con người trở nên hoạt bát, vui vẻ và tăng khả năng giao tiếp xã hội. Để nhắc nhở bản thân phải kiên trì, hãy đặt một đôi giày thể thao ở cửa.
Đối với trường hợp tiêu cực do bệnh tật, người nhà nên giúp họ lạc quan:
- Cung cấp cho người bệnh một số trường hợp cùng một căn bệnh đã được chữa khỏi, và đưa họ đi chia sẻ kinh nghiệm phục hồi bệnh;
- Đưa họ đi khám sức khỏe thường xuyên để tránh những suy nghĩ linh tinh về bệnh tật;
- Hãy để họ nói nhiều hơn về những thay đổi và cảm giác của cơ thể họ;
- Yêu cầu bệnh nhân làm điều gì đó mà họ có thể làm cho mình.
“Liệu pháp y học không tốt bằng liệu pháp ăn kiêng, và liệu pháp ăn kiêng cũng không tốt bằng liệu pháp tâm lý”. Ở một mức độ nào đó, dù thuốc tốt đến đâu cũng không bằng chế độ ăn uống hợp lý, dù ăn uống tốt đến đâu cũng không bằng có tâm thái tốt. Tất cả các loại cảm xúc xấu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta sẽ thay đổi cơ thể của chúng ta. Ví dụ, khi tức giận bạn sẽ có các biểu hiện như mạch, tim đập nhanh, thở gấp, khi buồn sẽ làm giảm dịch tiêu hóa do tuyến tiêu hóa tiết ra, cảm giác thèm ăn giảm, sợ hãi và nói dối sẽ khiến thần kinh trung ương căng thẳng và huyết áp tăng bất cứ lúc nào. Cách giữ tâm thái tốt và xem qua bài thuốc “trị liệu tâm lý” do chuyên gia kê đơn này, sẽ rất bổ ích!
1. Tiếng cười là một chất dinh dưỡng
Các nghiên cứu đã xác nhận rằng tiếng cười có thể làm giảm huyết áp; cười trong 1 phút có thể có tác dụng ngang chèo thuyền trong 10 phút; tiếng cười cũng có thể giải phóng căng thẳng và giảm trầm cảm; tiếng cười có thể kích thích cơ thể tiết ra dopamine và làm cho con người cảm thấy hưng phấn. Người trung niên và cao tuổi nên tiếp xúc nhiều hơn với những người có khiếu hài hước, xem phim hài và phim hoạt hình.
2. “Liệu pháp nói chuyện” là thuốc đặc hiệu
Bác sĩ sức khỏe tại Nhà Trắng từng kê cho Tổng thống Bush một bí quyết sức khỏe: “trò chuyện trị liệu, giao tiếp với các thành viên trong gia đình ít nhất 15 giờ một tuần; vợ chồng giao tiếp ít nhất hai giờ mỗi ngày, bao gồm bữa tối hoặc bữa trưa ăn cùng nhau”.
3. Bạn bè là “thuốc bất lão”
Người cao tuổi sống cô đơn lâu dài sẽ gây ra áp lực xã hội và tâm lý rất lớn, thậm chí có thể gây rối loạn nội tiết, giảm chức năng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu Úc phát hiện ra rằng những người có nhiều bạn bè sống lâu hơn trung bình 7 năm.
Vì vậy, ngay cả những người già đã về hưu cũng không nên ở nhà mọi lúc, hãy cố gắng mở rộng vòng bạn bè, tụ tập với những người bạn cũ nhiều hơn và cố gắng chào hỏi những người hàng xóm chưa từng gặp bao giờ.
4. Khoan dung là van điều tiết
Người ta không tránh khỏi những thiệt thòi, bị hiểu lầm, bị đối xử không tốt trong giao tiếp xã hội. Đối mặt với những điều này, lựa chọn khôn ngoan nhất là học cách khoan dung. Một người không khoan dung, chỉ biết đòi hỏi người khác, rất dễ dẫn đến hưng phấn thần kinh, co mạch, huyết áp, khiến tâm lý và sinh lý đi vào vòng luẩn quẩn. Và học cách khoan dung tương tự như việc đặt một van điều tiết tâm lý của chính mình.
5. Đạm bạc là chất miễn dịch
Cần làm được hồ đồ trong việc nhỏ và sáng suốt trong việc lớn. Cả ngày lo lắng về những vấn đề vụn vặt, trái tim sẽ rất mệt mỏi. Trong trường hợp gặp sự việc thì hãy hào phóng, rộng lượng một chút, đồng thời duy trì tâm trạng vui vẻ và thỏa mãn nội tâm, điều này có lợi cho việc kéo dài tuổi thọ.
Biên tập: Đăng Dũng
Nguồn: soundofhope