Đời Sống

Một lần tha thứ là một lần tích phúc, bao dung càng lớn thì phúc đức càng dày

By Đăng Dũng

April 14, 2021

Phật gia từng giảng cả đời tích của cải không bằng tích phúc báo. Vậy  sống làm sao để tích được phúc báo?

Làm người

Khi khí không hoà thì lời không nên nói ra, nói ra tất bất hoà. Khi tâm không thuận thì việc không nên làm, làm rồi tất hỏng.

Việc không thuận lòng thì không nên nhận, nhận rồi tất phải làm, không làm tất kết oán. Lời hứa thì không nên tuỳ tiện, hứa rồi phải thực hiện, không thực hiện sẽ mắc nợ.

Thành tích

Vạn vật đều ở cách nói, xem bạn đối đãi thế nào; tất cả đều là khảo nghiệm, thử xem bạn dụng tâm ra sao. Nghĩ thông rồi ắt tự nhiên cười, nhìn thấu rồi ắt tự nhiên buông.

Người biết đủ là hạnh phúc, xem nhẹ là cao nhân, vô sự là tiên nhân, mà vô vi là Thánh nhân.

Xử thế

Sinh mệnh là do cha mẹ ban cho, hãy trân quý nhiều hơn; đường là do mình tự đi, nên cẩn thận.

Không nên liều và cũng chẳng nên đánh, đời người không khổ không mệt thì cuộc sống vô vị. Mệt rồi mới giảm nhẹ bước chân, sai rồi mới nghĩ đến hối hận, có khổ rồi mới hiểu được thế nào là hạnh phúc, có tổn thương mới có kiên cường.

Dẫu có mệt, cũng đừng quên mỉm cười; dẫu có gấp, cũng đừng quên ngữ khí. Khổ mấy cũng đừng quên kiên trì, mệt mấy cũng đừng quên chăm sóc bản thân. Khiêm tốn làm người, bạn ngày càng ổn định, nỗ lực làm việc, bạn ngày càng ưu tú.

Khi thành công, bạn đừng quên quá khứ; khi thất bại, bạn đừng quên tương lai. Hy vọng thì đạt được nỗ lực, thất vọng thì đạt được vô nghĩa.

Bị người hiểu nhầm, có thể mỉm cười gọi là tu dưỡng; bị người ức hiếp, có thể mỉm cười gọi là độ lượng. Chịu thiệt, có thể mỉm cười gọi là trí huệ; khi vô vọng, có thể mỉm cười gọi là cảnh giới. Khi nguy nan, có thể mỉm cười gọi là đại khí; bị chỉ trích, có thể mỉm cười gọi là tự tin.

Khi tâm phiền não, hãy nhớ ba câu này: Buông bỏ đi, không sao cả, rồi sẽ qua!

Bao dung để tạo phúc báo

Người xưa quan niệm, bao dung, rộng lượng là một phẩm chất của người quân tử. Người biết bao dung có tấm lòng thực sự giống như biển cả, có thể thâu góp nước từ muôn nghìn con sông. Họ giúp đỡ người khác xuất phát từ lòng nghĩa hiệp, thiện tâm mà không cầu được báo đáp, đền ơn.

Dù là không cầu báo đền nhưng người có lòng bao dung tất sẽ có phúc báo. Đó gọi là “gieo nhân gì, gặt quả nấy”. Cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn, khi bản thân gặp chuyện rắc rối, chắc chắn sẽ được trả ơn.

Trên đời luôn tồn tại luật nhân quả

Cổ nhân có câu “gieo nhân nào gặp quả nấy”, kiếp trước năng làm việc thiện mới chính là căn nguyên cho sự giàu có ở kiếp này. Chân lý ấy cũng giống như câu tục ngữ dễ hình dung của Trung Quốc: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”.

Nhưng có nhiều người vẫn chưa giác ngộ được luật nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa. Đây đích thị là biểu hiện của sự mê muội.

Chỉ người siêng năng học hỏi Phật pháp mới thực sự thấu hiểu được nhân quả của vạn vật, vạn việc, để từ đó biết thay đổi, lựa chọn hành vi, lời nói và tư tưởng của mình sao cho phù hợp.

Người như vậy mới có thể đi theo ánh sáng, hướng tới an yên.

Vốn dĩ, bầu trời có thể bao dung hết thảy cho nên mới rộng lớn vô biên. Mặt đất có thể chịu đựng tất cả cho nên mới tràn đầy sự sống.

Sống ở trên đời, chớ nên coi thường người khác, đối với người thân cũng không nên mang lòng cưỡng cầu, cứ để tất cả tùy duyên, tự tại, vĩnh viễn dùng tấm lòng lương thiện đối đãi với thế gian.

Nếu tâm có thể bao dung vạn vật như bầu trời, thì vạn nỗi khổ đau làm gì còn có chốn dung thân?

Biên tập: Lan Hương