Nguồn ảnh: https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2017/05/Vo-chong-2-1.jpg

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Một ngày vợ chồng trăm ngày ân nghĩa, trăm ngày vợ chồng ân tựa biển sâu

By Đăng Dũng

March 04, 2022

Cổ nhân có câu “Thân, không ai thân bằng anh em, gần, không ai gần bằng vợ chồng.” Người xưa coi trọng ân nghĩa vợ chồng, vì vậy không nên bạc đãi với người vợ đã đồng cam cộng khổ với mình từ thuở hàn vi, và nên cùng nhau đầu bạc răng long, trăm năm hảo hợp.

Trong văn hóa truyền thống, vợ chồng không chỉ nên “tương kính như tân” (kính nhau như khách), mà còn phải biết ơn nhau, bởi vậy người xưa mới nói “ân ái phu thê” (ân nghĩa và tình nghĩa của vợ chồng).

Giữa vợ chồng với nhau không chỉ có ‘nghĩa’, mà còn là một chữ ‘ân’. Từ ngàn năm nay, có được bao đôi vợ chồng được như câu “phu xướng phụ tùy”, đồng cam cộng khổ, mãi mãi không xa lìa. 

Đối với một cô gái mà nói, không ai quan tâm đến mình và yêu thương mình nhất bằng bố mẹ sinh ra. Nhưng khi cô gái đến tuổi kết hôn, cô chọn người mình yêu và lấy anh ta, đây chính là niềm tin tưởng lớn lao mà cô gái và cha mẹ cô dành cho chàng trai đó. 

Vì vậy, chàng trai nên biết nhớ ân tình đó, có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cô gái, làm hết sức mình để người vợ hạnh phúc suốt đời, chính là đền đáp sự tin tưởng, gửi gắm của cô gái và gia đình họ.

Người xưa nói: “Nữ đại vô phu thân vô chủ, nam đại vô thê tài vô chủ”. Ý là: người con gái lớn rồi mà không có chồng thì như thân thể không có chủ nhân, người con trai lớn rồi mà không có vợ thì tiền tài không có ai nắm giữ.

Chàng trai chọn người thương cho mình, sau khi kết hôn để vợ quản lý tài sản trong gia đình. Nếu người chồng làm quan người sẽ vợ giúp chồng bảo quản con dấu, nên có câu nói rằng: “chưởng ấn phu nhân” tức là người vợ tay cầm ấn”.

Trong quá khứ, nếu một vị quan làm mất phong ấn, cả gia đình bị chặt đầu, tương đương với việc một người đàn ông trao sinh mạng của cả gia đình cho một người phụ nữ. 

Vì vậy, người vợ nên đối xử với cha mẹ chồng như cha mẹ ruột của mình, xem danh dự hay sự ô nhục của chồng là danh dự hay sự ô nhục của chính mình, toàn tâm toàn ý giúp chồng thành tựu để báo đáp ân nghĩa của chồng.

Con người được chia thành nam và nữ, nam tả nữ hữu. Bên trái chữ「人」 “Nhân” là một nét cao lên bao trùm như đầu đội trời chân đạp đất vậy để che chở cho nét bên phải, mà nét bên phải là đạp đất nhưng không đội trời, đội trời phải là người chồng. vì vậy chữ 夫 “Phu” chính là chữ 天 “Thiên” (trời) nhô đầu lên. Vậy nên sự thành công của người đàn ông phần nhiều là nhờ công lao trợ giúp của người vợ, cho nên mới có câu “phu xướng phụ tùy”.

Trong hôn nhân thiện duyên, nam nữ phải luôn luôn tỉnh táo, không vì tình yêu mà phóng túng dục vọng, không nên vì tình mà tự tư tự lợi, không vì tình mà mất ý chí, cần ôn hòa và thủ trung, tâm trong sáng ít dục vọng, nam cương nữ nhu, âm dương tương hợp, sinh con đẻ cái, thừa tự cơ nghiệp của tổ tiên, đi hết con đường mỹ mãn của kiếp nhân sinh.

Nếu hôn nhân không thuận buồm xuôi gió, nam nữ phải tự hướng vào nội tâm để suy xét, không tranh đấu mà làm tổn hại nhau, không được vì sắc mà phản bội, không bỏ rơi nhau vì của cả vật chất, không vì gặp tai ương mà quay lưng, biết nhẫn nhục mà gánh vác trách nhiệm, tránh nóng giận, tránh xa ô uế, và chịu đựng gian khổ để tiêu nghiệp, mới có thể được đề cao trong ma sát tâm tính.

Nguồn: etviet.com

Chân Kiến biên tập