Nguồn ảnh: Internet

Văn Hóa

Một người nhân hậu nhất định sẽ có phúc báo, họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều

By Đăng Dũng

April 04, 2021

Cổ nhân ví nhân hậu như dòng chảy ngầm dưới đáy sông sâu, có sức mạnh vô cùng lớn nhưng lại không hề gợn sóng trên bề mặt. Nhân hậu của một người chính là một loại phẩm cách, càng là một loại tâm thái đáng quý và cao thượng.

Một người nhân hậu nhất định sẽ có hậu phúc, cho nên xưa nay những người già đều khuyên bảo con cháu rằng, làm người thì phải hiền lành, nhân hậu. Nhưng như thế nào mới là một người nhân hậu?

Nhân hậu với người khác thì mới được lâu dài

Vào thời Xuân Thu chiến quốc, ở nước Lương có một vụ án khó xử, các quan trong triều một nửa cho rằng cần trị tội; còn một nửa thì cho rằng nên miễn xá. Vua Lương cũng do dự chưa quyết định. Vua nghe nói có một người tên Chu Công rất tài giỏi nên liền cho gọi Chu Công đến hỏi: “Khanh thấy vụ án này nên xử lý thế nào?”

Chu Công nói: “Vi thần là một thường dân quê mùa, không biết xử án như thế nào. Mặc dù vậy, trong nhà thần có hai miếng ngọc bích màu trắng, màu sắc giống nhau, đường kính giống nhau, độ bóng cũng như nhau. Nhưng một miếng trị giá một nghìn lượng vàng, một miếng trị giá năm trăm lượng vàng.“

Vua hỏi: “Đường kính, màu sắc không khác nhau tại sao cái thì trị giá một nghìn lượng vàng, cái thì có năm trăm lượng vàng?”

Chu Công nói: “Nhìn từ mặt bên vào thì miếng này dày gấp đôi miếng kia nên giá trị cao hơn.”

Vua chợt tỉnh ra nói: “Đúng rồi.” Thế là, vua quyết định khoan dung với bách tính. Đối với những người vừa đáng tội vừa không đáng tội đều cho tha, những người vừa đáng thưởng vừa không đáng thưởng thì đều ban thưởng. Từ đó về sau nước Lương được bình yên, vui vẻ.

Khoan dung với mọi người quân địch xin hàng

Chính sử “Tam quốc chí” có viết: Năm thứ năm, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận chiến Quan Độ. Viên Thiệu vứt bỏ quân đội, tháo chạy sang sông. Tào Tháo tiếp nhận những chiến lợi phẩm của Viên Thiệu như sách vở, châu báu, xe ngựa, trong đó phát hiện ra một vài bức thư tín giữa thuộc hạ của Tào Tháo và Viên Thiệu. 

Tào Tháo sai quân lính đốt hết những bức thư này.

Thuộc hạ của Tào Tháo hỏi: “Tại sao tướng quân không làm rõ những bức thư này, đối chiếu tên họ và xử lý những kẻ gián điệp kia?”

Tào Tháo nói: “Khi đó Viên Thiệu quá mạnh, bản thân ta còn không chống lại được, huống hồ là mọi người.”

Mọi người sau khi biết Tào Tháo bỏ qua không truy cứu sự việc này thì rất cảm động. Các thành ở Châu Ký đều tự nguyện đầu hàng Tào Tháo.

Mọi người chỉ biết rằng “Thân tại Tào doanh, tâm tại Hán” là câu nói ca ngợi Từ Thứ. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, Tào Tháo cũng là một trong số ít người chấp chính có thể ôm giữ “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”.

Cổ nhân giảng: “Nhân vô thập toàn”, nghĩa là con người ta, dù ít hay nhiều đều có những phần khuyết điểm. Khi một sự việc đã xảy ra rồi mà buông lời trách mắng cho hả giận thì sẽ làm tổn hại tới lòng nhân hậu của mình, đồng thời cũng khiến đối phương càng thêm khó chịu, tiêu cực.

Bao dung và tha thứ 

Một người khi ở địa vị rất cao thường khó bao dung được người khác. Một khi nghe thấy lời phê bình của người khác họ sẽ lập tức đối đầu với người đó. Thậm chí, họ còn kết bè kết phái, gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới cả một đoàn thể. Bởi vậy, khi ở một địa vị càng cao, thì càng cần phải có một tâm thái cao. Mỗi một lời nói, một hành vi đều cần làm cho không khí của cả đoàn thể ấy càng tốt hơn.

Cổ nhân giảng: “Thân tại công môn hảo tu hành”, ý nói, thân ở nơi quan trường càng dễ tu hành. Người có địa vị càng cao lại càng dễ tu hành, bởi vì tầm ảnh hưởng của họ là rất lớn. Tuy nhiên xét từ một góc độ khác, nơi quan trường thường dễ tạo nghiệp. Người có thái độ không tốt, không nhân hậu, mang theo nhiều tật xấu, phong thái không đẹp dễ ảnh hưởng tiêu cực càng lớn hơn.

Cho nên, để trở thành một người nhân hậu, cần giảm nhẹ một phần trách cứ, nhiều thêm một phần khoan dung.

Nguồn minhhui

Hằng Tâm