Người xưa có câu: “Thê hiền phu họa thiếu, tử hiếu phụ tâm khoan”, ý nghĩa là, vợ hiền đức thì chồng ít họa, con hiếu thảo thì cha mới yên lòng. Những lời này vừa là lời giáo huấn tổng kết vừa là lời ca ngợi vai trò của người vợ trong gia đình. Cổ nhân ví trong nhà có người vợ hiền, giống như quốc gia có vị tể tướng tài đức, gìn giữ và xây dựng mái ấm hậu phương, giúp người đàn ông trụ cột gia đình yên tâm bươn chải làm ăn kinh tế.
Người đàn ông nào cũng phải “thành gia” trước, sau đó mới đến “lập nghiệp”. Do đó, phẩm đức của người phụ nữ xây dựng gia đình đằng sau sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp của chồng.
Người vợ là phong thủy của gia đình
Phong thủy học cho rằng, phụ nữ là nước, nhu mì, dịu dàng và thiện lương như nước, mà nước là hiện thân của tài vật. Cho nên, phụ nữ trời sinh chính là tài mệnh. Sự hiền đức của một người đàn bà tốt chính là phúc của gia đình. Thành bại của người đàn ông suy cho cùng nhất định là phải cần có sự vun vén phúc đức của người vợ luôn sát cánh chung vai. Bởi thế mà cổ nhân cũng có câu: “Vợ thuận thảo chồng an lòng”.
Bên cạnh đó, người vợ còn đóng vai trò chính trong việc giúp chồng dạy con. Thế hệ tương có thể trở nên tài năng, tiếp nối những truyền thống và phẩm chất tốt đẹp hay không đều chịu ảnh hưởng từ chính hành động của phụ nữ trong nhà.
Người phụ nữ có tâm và thân ngay thẳng, nhân từ sẽ mang lại cho gia đình và thế hệ tương lai phúc đức vô tận, tránh những điều không tốt hay tai ương. Nếu như bà chủ trong gia đình ham tài háo danh, tật đố ganh ghét, thích đàm tiếu chuyện thị phi, bất kính với người bề trên thì gia đình lục đục, bất an,… không chỉ gây nguy hại cho bản thân mình, mà còn mang lại tai họa cho các thế hệ trong nhà.
Có thể thấy rằng, đàn ông có thể là trụ cột và là người làm ra của cải vật chất nuôi gia đình. Nhưng nếu thiếu bàn tay của người phụ nữ chính chắn, đôn hậu thì tất cả những gì gây dựng được ấy chưa chắc sẽ giữ được.
Một người phụ nữ đẹp không ở ngoại hình, mà nằm trong những phẩm đức quan trọng sau đây:
Người vợ là hậu phương tốt nhất cho chồng
Nhạc Dương Tử là một danh nhân đức cao vọng trọng, học vấn uyên bác thời Đông Hán. Khi chưa thành danh, có một lần Nhạc Dương Tử đang đi trên đường thì nhặt được một thỏi vàng của người khác đánh rơi. Ông vô cùng mừng rỡ đem về nhà đưa cho vợ. Ông nghĩ rằng vợ ông nhìn thấy vàng sẽ được mở mắt và cùng chung vui với mình.
Nào ngờ, vợ ông nói: “Thiếp nghe nói người liêm khiết không uống nước suối Đạo, người khí tiết cao thượng không ăn đồ bố thí.” (Truyền thuyết kể rằng người uống nước suối Đạo sẽ trở nên tham tài quên nghĩa.)
Sau này, trong quá trình đèn sách học tập, bái sư cầu tài, Nhạc Dương Tử một lần trốn về nhà vì nhớ gia đình. Người vợ hiểu rõ sự tình, tận tình chăm sóc ông vài hôm rồi mới nhẹ giọng khuyên nhủ: “Chàng hãy nhìn những sợi tơ được thiếp dệt nên, nếu bỏ công bỏ sức thêm mấy ngày nữa, chúng có thể trở thành mảnh vải xinh đẹp bán ra tiền. Nhưng nếu cầm kéo cắt đứt ngay tại đây thì lại không đáng một xu. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ, phí công nhọc sức, lãng phí mất rất nhiều công lao khổ cực và thời gian.”
Nhạc Dương Tử hiểu ra lời người vợ nhắn nhủ nên vô cùng rung động, quyết tâm tiến bước trên con đường dùi mài kinh sử của mình. Nhờ vậy, ông mới có được thành tựu cả đời.
Vì vậy, người xưa thường nói: “Một người phụ nữ tốt sẽ mang tới thịnh vượng cho ba thế hệ, người phụ nữ xấu sẽ làm hại đến ba thế hệ”.
Lan Hòa biên tập