Do nhu cầu công việc, tôi đã đi công tác tại Pháp.
Sau khi đến Pháp, một người bạn cũ ở Pháp đã mời tôi đi uống cà phê để hàn huyên. Tôi vui vẻ nhận lời mời và đến địa điểm hẹn. Đây là một quán cà phê rất bình thường bất kể là hình thức bên ngoài hay cung cách phục vụ. Nó được gọi là “cửa hàng nhỏ của Sila.”
Mặc dù toàn bộ không gian được trang trí đơn giản, nhưng phong cách đầy ấm áp, khách hàng luôn đông và hoạt động kinh doanh rất tốt. Trước khi gọi cà phê, tôi đã bị rung động bởi niềm đam mê đối với cà phê của người Pháp.
Một người đàn ông béo bên cạnh bàn tôi đến và anh ta gọi một tách cà phê và ngồi xuống. Tôi tận mắt thấy người phục vụ tính tiền cho anh ta chỉ có 1,4 euro. Một tách cà phê rất rẻ. Không có gì ngạc nhiên về giá tiền vì cửa hàng này làm ăn rất phát đạt.
Sau khi bạn tôi vào, tôi đi thẳng đến quầy phục vụ và nói bằng tiếng Pháp không thông thạo: “Tôi muốn một tách cà phê.” Người phục vụ nhìn tôi ngạc nhiên một chút rồi nói: “Xin lỗi vì gây rắc rối cho bạn, bạn có thể lặp lại những gì vừa nói được chứ?”
Tôi nghĩ rằng người Pháp này không hiểu điều tôi nói do tiếng Pháp của tôi không tốt, nên tôi rụt rè nhắc lại: “Tôi muốn một tách cà phê.”
Lần này người phục vụ không nói gì, và nhanh chóng đưa cho tôi một tách cà phê rồi nói với tôi: “Ly cà phê này là 7 euro, thưa bà!”
Tôi hơi khó tin vào tai mình và tôi hỏi lại để xác nhận rằng nó vẫn còn là 7 euro. Sau đó, mặc dù tôi thắc mắc về giá cà phê của mình và người đàn ông béo lúc nãy, tôi lúng túng hỏi lại nhưng do tiếng Pháp của tôi không tốt nên tôi đành bất lực trả 7 euro.
Khi tôi trở về chỗ ngồi, tôi phàn nàn với bạn tôi về những gì đã xảy ra: “Tại sao cùng một tách cà phê nhưng tách của người đàn ông béo chỉ có 1,4 euro, còn tách của mình lại những 7 euro. Đây là không công bằng?”
Người bạn mỉm cười khéo léo kéo tôi ngồi xuống rồi nói rằng hãy tiếp tục quan sát. Một lúc sau, một người phụ nữ thanh lịch đến và nói với người phục vụ: “Bạn có thể vui lòng cho tôi một tách cà phê được không?”
Người phục vụ lập tức đưa cho cô ấy một tách cà phê thơm ngon và tính giá 4,5 euro.
Tôi đặc biệt nhận ra cô ấy gọi chính xác tách cà phê giống như tôi. Điều đó có nghĩa là cửa hàng này tính phí khác nhau cho từng khách hàng ghé thăm? Nhưng không có gì đặc biệt về người đàn ông béo vừa nãy mà!
Lần lượt tôi thấy rằng cùng một tách cà phê có mức giá khác nhau là: 1,4 Euro, 4,25 Euro và 7 Euro! Tôi bắt đầu thấy phẫn nộ vì bị đối xử bất công với 7 euro.
Lúc này, người bạn của tôi cười và nói: “Bạn có để ý những gì họ nói với người phục vụ không. Nếu bạn chỉ nói với họ: Cà phê! Thì giá sẽ là 7 Euro; nếu bạn nói: Vui lòng cho tôi một tách cà phê thì giá là 4,25 Euro, nhưng nếu bạn nói: Xin chào, bạn có thể vui lòng cho tôi một tách cà phê không? Nếu bạn nói được như thế thì thậm chí bạn là người lần đầu tiên đến cửa hàng thì giá vẫn sẽ là 1,4 Euro.”
Sau khi nghe lời giải thích của bạn tôi, tôi chợt nhận ra rằng mình bị ấn tượng bởi sự sáng tạo độc đáo của quán cà phê này. Tôi đã quen với việc ra lệnh cho những người phục vụ trong nước là chỉ cần vẫy gọi hoặc vẫy tay. Khi tôi nghĩ lại về những gì mình nói, tôi không khỏi cảm thấy xấu hổ vì tôi đã không đủ tử tế với những người làm phục vụ.
Bạn tôi tiếp tục nói: “Khi điện báo xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp, người Pháp đã không ngại ngần lãng phí gần 2 triệu euro chỉ để đánh gửi đi một từ “Làm ơn”. Điều này có thể thấy người Pháp kiên trì bền bỉ theo đuổi sự lịch thiệp, hào hiệp như thế nào!
Tôi nghĩ quán cà phê này đã có một ý tưởng tốt để nhắc nhở mọi người chú ý đến phép lịch sự thông qua sự khác biệt về giá cà phê.
Quán cà phê này có tên là “Cửa hàng nhỏ của Sila” Cô chủ quán muốn nói với mọi người theo cách đặc biệt rằng chúng ta nên đối xử lịch sự và hòa đồng một cách tao nhã với mọi người.
Một tách “cà phê lịch sự” không chỉ mang lại bầu không khí ấm áp và thoải mái cho mọi người, mà còn là sự tinh tế cho phép mọi người trải nghiệm niềm vui “lịch sự”, đồng thời sự thanh lịch của một quốc gia cũng được thể hiện đầy đủ.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn dịch: ibook.idv.tw