Ảnh: trithucvn.net

Văn Hóa

Một vài suy ngẫm về văn hóa của người Việt, chúng ta có đang lạc đường?

By Đăng Dũng

January 12, 2021

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt chúng ta, không khi nào tách dời khỏi mối quan hệ với người hàng xóm khổng lồ Trung Hoa. Thậm chí có những giai đoạn Việt Nam chúng ta bị Trung Hoa thôn tính và sát nhập vào, khoảng thời gian này cũng khá dài, tới hơn một nghìn năm. Do đó dân tôc Việt chúng ta chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa rất sâu sắc, không thể nói nền văn hóa truyền thống của chúng ta và Trung Hoa là một, nhưng thẳng thắn mà nói có đến 70 đến 80% nền văn hóa truyền thống của dân tộc chúng ta giống với văn hóa Trung Hoa.

Cần rõ ràng một điều là nền văn hóa của chúng ta rất giống với Trung Hoa, nhưng không có nghĩa là đều bắt nguồn từ Trung Hoa. Chẳng hạn trung tâm của nền văn hóa Trung Hoa là nho giáo, phật giáo và đạo giáo, tuy nhiên phật giáo cũng không phải bắt nguồn từ Trung Quốc mà là từ Ấn Độ, tuy nhiên sau khi sau khi phật giáo du nhập vào Trung Quốc thì phật giáo đã có sự cải tổ, hoàn toàn khác biệt với phật giáo nguyên thủy, gọi là đại thừa phật giáo, là một chủng phật giáo đa phật. Và phật giáo của nước ta cũng chịu ảnh hưởng từ đại thừa phật giáo.

Điều gì là gốc dễ của văn hóa truyền thống Việt Nam?

Lịch sử  và văn hóa của dân tộc

Dân tộc Việt Nam chúng ta đã có lịch sử hơn 4000 năm, do đó sự tồn tại của dân tộc chúng ta là độc lập với Trung Hoa, không thể nói là Việt Nam chúng ta là Trung Hoa trước đây hay người Việt Nam là người Trung Quốc, không phải thế, sự tồn tại của Việt Nam là một dân tộc độc lập là rõ ràng, và có thể nói thẳng là đã được Thần định. Điều này cũng phù hợp với bài thơ của Lý Thường Kiệt, tạm dịch.

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành đã định tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Thực tế truyền thống yêu nước của dân tộc Việt ta hết sức sâu sắc và nồng nàn, lòng yêu nước đó được thể hiện qua rất nhiều các cuộc chiến tranh để giữ vững cũng như giành lại độc lập cho đất nước từ thời Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và chế độ hiện nay với những chiến thắng lẫy lừng còn vang vọng mãi với non sông.

Trong dòng sông dài của lịch sử, những di tích lịch sử, những công trình văn hóa, những áng văn thơ, những sự tích, câu chuyện, những vị vua, những danh nhân, những nhân vật thiện ác… tất cả đều là một phần quan trọng trong văn hóa truyền thống người Việt chúng ta.

Văn hóa thần truyền

Âu Cơ và Lạc Long Quân là tổ tiên khai thủy nên dân tộc Việt chúng ta, với câu chuyện bọc trăm trứng, Âu Cơ là có nguồn gốc Tiên, Lạc Long Quân là Rồng, do đó giống nòi người Việt chúng ta là do Thần tiên tạo ra. Tuy nhiên hiện nay có nhiều người không còn tin vào giống nòi của mình là như vậy! Lẽ nào tổ tiên chúng ta có thể bịa đặt ra điều đó?

Suốt trong quá trình hình thành và phát triển, lịch sử dân tộc chúng ta đã xuất hiện nhiều vị Thần đã chuyển sinh làm người, hoặc có người đã tu luyện thành Thần để giúp dân dựng nước, đánh giặc, dạy dân cách trồng trọt, dệt vải, tạo dựng nền văn hóa, xây dựng các phong tục tập quán tốt đẹp. Trong đó nổi bật lên là ảnh hưởng của Tứ Bất Tử gồm có; Tản Viên Sơn Thánh (Thần Sơn Tinh), Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), Thần Không Lộ (Nguyễn Minh Không hay Lý Quốc Sư) và Mẫu Liễu Hạnh (Liễu Hạnh Công Chúa). Vai trò của Tứ bất tử đối với văn hóa truyền thống của dân tộc là rất lớn, bởi đó là phần quan trọng và đặc sắc trong đức tin của người Việt.

Phần văn hóa truyền thống có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa

Thời Hùng Vương của chúng ta có thể có, cũng có thể không có chữ viết, nhưng dù sao ngày nay cũng không còn dấu vết, nếu có tìm ra thì cũng không dùng được vì cũng không hiểu.

Do đó chúng ta không thể phủ nhận chữ viết truyền thống của người Việt chính là chữ Hán. Điều này cũng không có gì là hổ thẹn bởi vì ngay cả nền văn hóa Trung Hoa và chữ Hán cũng không phải do ai phát minh, ai sáng tác ra cả, mà đều là Thần truyền cho, và lưu cấp cho con người.

Trong hơn một nghìn năm qua kể từ khi lịch sử nước ta bước vào giai đoạn độc lập, ổn đinh và phát triển, qua các triều đại nổi bật Lý, Trần, Lê, Mạc Nguyễn, chữ Hán luôn là chữ viết chính thức của dân tộc ta, và thực tế chữ Hán vẫn là ngôn ngữ được dùng trong khoa cử cho tới hết kỳ thi nho năm 1919.

Trong tất cả các thời kỳ hưng thịnh của các triều đại phong kiến nước ta, nho giáo, đạo giáo và phật giáo đóng vai trò rất quan trọng, do đó cót lõi của nền văn hóa truyền thống của dân tộc chúng ta không thể tách dời nho giáo, đạo giáo và phật giáo.

Sự Phá hủy văn hóa truyền thống và văn hóa Thần truyền

Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, để phá hủy văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, Pháp gia sức tuyền truyền văn hóa Pháp và giáo dục của Pháp, trong đó việc tuyên truyền tiếng Pháp và chữ quốc ngữ là những nội dung chủ đạo.

Bằng cách bãi bỏ nền giáo dục truyền thống, với xương sống là các kỳ thi Hương, Hội, Đình và thay thế bằng nền giáo dục phương Tây, thực dân Pháp đã chấm dứt vai trò của các sĩ phu phong kiến.

Bằng cách thay chữ Hán bằng Tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Thực dân Pháp và chế độ vô thần sau này đã cắt đứt sợi dây liên hệ quan trọng nhất của con cháu với tổ tông. Các thế hệ sau này không thể đọc và hiểu được những di sản quí báu của biết bao thế hệ tổ tông để lại. Ngày nay trước các di sản của tổ tông, chúng ta không khác gì một người mù, muốn đọc gì, hiểu gì chúng ta cần phải có người phiên dịch, vậy mà từ bao lâu nay chúng ta vẫn cảm thấy bình thường?

Điều này thật là đau sót, chúng ta đã đánh mất cội nguồn mà không hề hay biết! Chúng ta tưởng rằng tiếng nói và chữ viết của chúng ta đang dùng hiện nay là thứ tốt đẹp nhất, nhưng kỳ thực không phải, bởi vì nó đã xa dời truyền thống, xa dời với tổ tông, chúng ta thấy nó tốt, nhưng không phải, do chúng ta sinh ra và lớn lên trong nền văn hóa đó, chúng ta quen thuộc và tưởng rằng nó tốt đẹp, nhưng không phải, văn hóa truyền thống mới là tốt đẹp nhất. Nhưng sự thực đối với dân tộc ta đã là thế, biết làm sao? chúng ta không thể lựa chọn quá khứ!

Còn rất nhiều điều độc hại đã được du nhập vào nước ta từ phương Tây, đó là chủ nghĩa Vô thần, đó là thuyết duy vật, thuyết tiến hóa, tôn sùng chủ nghĩa kim tiền, tất cả đều là rác rưởi, nó phá hủy tâm hồn Việt của chúng ta, khiến chúng ta không còn nhận ra văn hóa truyền thống đích thực của chính mình.

Văn hóa truyền thống là kính thần, kính phật, kính thiên, còn văn hóa ngày này chúng ta là vô thần, vô pháp, vô thiên, đó là lý do tại sao con người ngày nay đối xử và cư xử với nhau như thế! cha con không nhìn mặt nhau, anh em xâu xé nhau, đôi khi chỉ va chạm nhẹ với nhau trên đường là người ta có thể gây thương tích cho người khác, điều đó đã đi quá xa so với văn hóa truyền thống, khi tổ tông chúng ta dạy những điều như ở hiền gặp lành, thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Giáo dục ngày nay đã bị sai lệch nghiêm trọng, khiến con người bị lẫn lộn không biết đâu là tốt và xấu, không thể phân biệt chính và tà, không quan tâm tới thiện và ác.

Ví dụ; Lịch sử tất cả các dân tộc trên thế giới được hình thành đều do Thần tạo ra, không những vậy trong suốt quá trình lịch sử Thần luôn coi sóc, thậm chí chuyển sinh là người để dạy bảo con người, vậy nhưng ngày nay, trong xã hội chúng ta có rất nhiều người không tin Thần, Phật, tín Thần Phật nữa, họ tin theo khoa học và chủ nghĩa vô Thần, họ ngang nhiên thách thức, thậm chí phỉ báng Thần Phật, và cho rằng đó là mê tín. Điều này rõ ràng là điều xấu, điều bất chính, tuy nhiên rất nhiều người không cho là như vậy, họ cho rằng mình không có gì sai cả, họ nói, đó là sự lựa chọn của tôi. Tuy nhiên theo đạo lý mà nói, đó là có tội, một tội rất lớn, khi họ đã không còn biết đến nguồn cội, không biết đạo lý làm người.

Người Việt chúng ta ngày nay đa phần không thực sự quan tâm, chú trọng đến đạo đức và lễ nghĩa nữa, điều này biểu hiện rõ trong nền giáo dục cũng như sự dạy dỗ con cái trong gia đình, nó tạo nên vô số những bất cập và sự căng thẳng trong những mối quan hệ giữa con người với con người, và gây ra vô số những hậu quả đáng tiếc về kinh tế, xã hội và môi trường.

Một người không có đạo đức thì họ có quan tâm gì đến việc môi trường có bị tàn phá hay không, nếu họ làm chủ doanh nghiệp thủy điện thì họ sẽ thản nhiên phá rừng mà không cần phải lo nghĩ. Do đó một đất nước muốn phát triển bền vững thì không thể không nâng cao đạo đức của người dân, mặt khác để nâng cao đạo đức người dân thì không gì tốt hơn quay về với văn hóa truyền thống, đó là mô hình ổn định đã được chứng minh qua hàng ngàn năm tồn tại để duy trì đạo đức cho con người. Do đó không phải ngẫu nhiên mà hiện nay để ngăn chặn đạo đức xuống dốc Hàn Quốc đang tiến hành công cuộc phục hưng nho giáo sau nỗi oan hàng thập kỷ.

Kiên Tấn