Sức Khỏe

“Nam bất quá bát bát, nữ bất quá thất thất” Những con số trong đó có nghĩa gì?

By Đăng Dũng

November 14, 2021

Trung quốc cổ đại có bề dày lịch sử, văn hóa lâu dài. Trải qua bao đời, người xưa đã để lại trí tuệ và kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống của họ cho các thế hệ tương lai thông qua tục ngữ hoặc các câu nói được truyền miệng rộng rãi trong dân chúng, giúp chúng ta ít đi đường vòng hơn.

Tất nhiên, theo một nghĩa nào đó, những tục ngữ và câu nói này được tạo ra dựa trên môi trường xã hội vào thời điểm đó, vì vậy sẽ không nhất thiết hoàn toàn phù hợp với thời nay. Hôm nay chúng ta thảo luận một câu tục ngữ chính là “nam bất quá bát bát, nữ bất quá thất thất”, những lời này rốt cuộc là có ý gì đây? Có hợp lý gì không?

Tuy rằng những lời này bề ngoài bất quá chỉ là một câu tục ngữ bình thường, hơn nữa ý tứ cũng rất đơn giản, nhưng nó chính là rất có lai lịch, xuất phát từ một quyển điển tịch y học sớm nhất trong lịch sử trung quốc ” Hoàng đế nội kinh”.

“Nam bát nữ thất”, là một cách nói của giới Đông y về chu kỳ sinh trưởng của nam nữ. Trong “Hoàng đế nội kinh”, đối với “nam bát nữ thất” liền có giải thích nhất định. Hoàng đế nội kinh cho rằng chu kỳ tăng trưởng của nam giới là tám, tức là cứ tám năm một lần, nam giới sẽ có một lần thay đổi tăng trưởng, trong khi chu kỳ tăng trưởng của phụ nữ là bảy, tức là cứ bảy năm một lần, phụ nữ sẽ có một sự thay đổi lớn.

“Hoàng đế nội kinh” cho rằng phụ nữ 28 tuổi và nam 32 tuổi, tương ứng là độ tuổi đỉnh cao nhất của mỗi người, lúc này nếu hơi không chú ý, có thể tạo ra mầm mống cho bệnh tật xuất hiện sau này. Mà “nam bát nữ thất”, ở đây “thất thất” chỉ là bốn mươi chín tuổi, mà “bát bát” chính là sáu mươi bốn tuổi. Nói cách khác, người xưa tin rằng 49 tuổi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống của một người phụ nữ, và 64 tuổi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống của một người đàn ông.

Trong Hoàng đế nội kinh, người đàn ông thường được quan sát theo tám năm như một chu kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, đến tuổi 64, các chức năng khác nhau của cơ thể nam giới sẽ bắt đầu suy giảm, trạng thái cơ thể ngày càng xấu. Mà nữ tử thì lấy bảy năm làm một chu kỳ, bình thường từ 49 tuổi, thân thể càng ngày càng kém.

Tất nhiên, tục ngữ này phần lớn dựa trên môi trường xã hội vào thời điểm đó. Trong thời kỳ xã hội phong kiến, thời đại công nghệ y tế kém phát triển, tuổi thọ của con người không dài như bây giờ, vì vậy đàn ông có thể sống đến sáu mươi tuổi, phụ nữ có thể sống đến năm mươi tuổi, có thể được gọi là tuổi cao. Huống hồ lúc ấy tuổi kết hôn sinh con tương đối trẻ, ở độ tuổi này, bình thường đều trở thành ông bà nội, cả đời cũng đáng giá. Cho nên, cho dù lúc này thân thể trở nên yếu đi, cũng không có quá nhiều tiếc nuối.

Còn trong xã hội hiện đại, do sự tiến bộ của trình độ y tế, tuổi thọ của người dân đã được kéo dài. Tuy nhiên, người ta vẫn có những phát hiện như giai đoạn mãn kinh của phụ nữ thường xảy ra ở độ tuổi từ 40 đến 50, rất giống với các ghi chép trong sách cổ, do đó cũng có thể thấy được trí tuệ của người xưa.

Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, câu nói này vẫn còn có lý, chỉ là không còn mang nhiều ý nghĩa như ngày xưa. Mà nên hiểu là, đến tuổi này, nên chú ý nhiều hơn tới vấn đề sức khỏe thể chất của mình.

Thảo Nguyên biên dịch Nguồn: Aboluawang