Napoleon Bonabarte khi lên 10 tuổi, được mẹ cho đi học ở một trường quân sự, ông dùng tiền học bổng, tiêu vặt để gửi về giúp gia đình. Người ta thấy rằng Napoleon hầu như không bao giờ ngủ, thời gian rảnh ông đều giành để đọc sách hoặc tạp chí.
Với tài năng nổi trội, Napoleon đã được giới thiệu vào học trường quân sự Hoàng gia Pháp tại Paris. Năm 16 tuổi ông được mang hàm Đại úy, điều chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Ở tuổi 26, ông bắt đầu các chiến dịch quân sự đầu tiên chống lại Áo và quốc vương Ý ủng hộ nhà Habsburg và chiến thắng gần như tất cả trận chiến, chinh phục bán đảo Ý chỉ trong một năm và thành lập nền cộng hòa cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, ông trở thành anh hùng chiến tranh của nước Pháp.
Napoleon đã xây dựng một đế chế rộng lớn khắp châu Âu, cái tên của ông bao phủ cả thời đại bấy giờ, và ông thực sự là một kỳ nhân vĩ đại của thế giới. Với 40 trận chiến thắng lớn, liên minh sáu nước cũng bị Napoleon đánh cho những trận thảm bại.
Thế nhưng điều thật sự có tác dụng có ảnh hưởng tới 70 quốc gia không phải là những chiến công của ông, mà lại là bộ luật dân sự. Cùng với đức tính của ông và tác phong làm việc lan tỏa ra toàn thế giới.
Napoleon có một quan điểm, đặc biệt sau khi có được sự giúp đỡ từ mọi người: ông luôn thể hiện sự cảm ơn tới họ. Dù là Napoleon nói ra bằng lời hay trả cho lính của ông tiền bạc mà ông đã có được, hoặc cả khi ông gắn những huy chương trên áo của những người lính, ông chưa bao giờ quên nói lời cảm ơn tới những người đã có sự đóng góp.
Napoleon nắm trong tay rất nhiều tướng sĩ tinh nhuệ, có kỹ năng tốt và tài năng vượt trội và ông rất khôn khéo để dẫn dắt những người đó đến những nơi mà tài năng của họ được trọng dụng. Napoleon còn là một người truyền động lực rất tuyệt vời. Chiến tranh là thời điểm đau buồn nhất của các chiến sĩ, nhưng chỉ với vài bài phát biểu ông đã vực lại tinh thần chiến đấu của những người đã mỏi mệt vì chiến tranh và phải đối mặt với những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, hoàn cảnh mà họ bị dẫn dắt bởi rất nhiều những người lãnh đạo thiếu năng lực.
Với Napoleon, không có công việc nào mà binh lính của ông làm mà ông không sẵn sàng làm cùng cả. Ngay cả khi ông đã trở thành một vị tướng nổi tiếng thì ông cũng sẵn sàng nhảy xuống khỏi chiến mã không chút ngại ngùng để đi thăm từng người lính của mình. Kể cả khi đứng ở vị trí cao nhất thì vị đại đế này cũng luôn tham gia vào những công việc kể cả việc nhỏ nhặt trong quân đội, nhờ vậy ông luôn bao quát được tình hình quân đoàn, nắm được những thứ đang diễn ra tại chiến khu của mình.
Napoleon từ chối việc tuân theo các tiêu chuẩn, ngay cả trong cách ông cùng những tướng lính của mình chiến đấu. Miễn là vị đại đế này nhìn thấy một cơ hội tốt thì ông ta chắc chắn sẽ nắm lấy nó. Napoleon luôn đưa ra những mưu kế chiến thuật trong các trận chiến thậm chí điều đó còn khiến cho cả các tướng sĩ của ông phải hoang mang, nhưng hóa ra lại là những chiến thuật hết sức tuyệt vời. Chiến thắng của ông trong trận chiến Kim tự tháp ở Ai Cập là một minh chứng rõ ràng về tính cách luôn phá vỡ các quy tắc của ông, khi quân đội chỉ vỏn vẹn 20.000 binh lính Pháp thì ông vẫn đánh bại 60.000 binh lính Mamluk một cách có hệ thống chiến lược bài bản.
Napoleon đã có được sự tôn trọng từ những chỉ huy cũng như binh lính của mình vì ông cũng đã tôn trọng sự cống hiến của họ. Kể cả đối với người lính có vị trí thấp nhất trong quân đội cho đến người có cấp bậc cao, thì điều khiến người đời phải một lần nữa nghiêng mình kính nể chính là Napoleon đều tôn trọng và đối xử với họ công bằng như con người đối với con người chứ không phải một vị tướng quân đối với nô lệ. Napoleon dường như đã xây dựng được một quân đội bất khả chiến bại là nhờ lòng sủng mộ và trung thành mà binh lính giao cho ông.
Biên tập: Thông Lộ