Nguồn ảnh: phatgiao

Khám Phá

Ngạ quỷ là gì? Cách phòng tránh và xua đuổi ma quỷ

By Đăng Dũng

October 25, 2021

Trong 6 cõi luân hồi để con người tái sinh có một nơi là ngạ quỷ. Phật giáo nói nhiều về sự tồn tại của các loài ngạ quỷ thông qua những câu chuyện và hình ảnh.

Theo đạo Phật thì ngạ quỷ là những người khi sống làm nhiều điều ác, tạo nhiều nghiệp nặng, những người như vậy sẽ không được siêu thoát mà phải chịu tra tấn dày vò thống khổ.

Ngạ quỷ là gì?

Ngạ quỷ hay còn gọi là quỷ đói, đây là một thuật ngữ trong Phật giáo. Theo quan điểm của nhà Phật, con người khi tồn tại trên thế gian có hai phần: Phần hồn và phần xác. Khi chết đi, thân xác tan vào hư không, trở về với cát bụi, còn phần hồn sẽ được luân chuyển tới một trong 6 cõi tùy thuộc vào nghiệp lực của người đó lúc còn sống. Người làm nhiều việc thiện, tu tập tốt, tích nhiều phúc đức, gieo nghiệp lành sẽ được luân hồi chuyển kiếp tới cõi Trời, cõi Thần, cõi Người.

Những người khi sống gieo nhiều ác nghiệp thì sẽ bị đày tới cõi Súc Sinh, cõi Ngạ Quỷ, cõi Địa Ngục; phải trả hết nợ do mình gây ra thì mới có thể đầu thai chuyển kiếp. Như vậy, Ngạ quỷ là phần linh hồn con người sau khi chết đi bị đày vào cõi Ngạ Quỷ.

Ngạ quỷ hay còn gọi là quỷ đói, những người khi còn sống làm nhiều việc ác sẽ bị đày xuống cõi ngạ quỷ

Những linh hồn này trở thành những con quỷ đói bởi chúng không thể ăn uống, bất cứ thứ gì đưa vào miệng đều biến thành lửa nóng. Ngạ quỷ là những linh hồn lang thang ở nơi tối tăm, bẩn thỉu, bộ dáng xấu xí tiều tụy với bụng to cổ hẹp, luôn khao khát đồ ăn. Vốn dĩ ngạ quỷ sống ở cõi Ngạ Quỷ, tuy nhiên vào tháng 7 âm lịch hằng năm, Diêm Vương mở cửa địa ngục cho chúng túa ra tứ phương để trở về dương gian tìm thức ăn. Đây là thời gian ở dương thế có nhiều ngạ quỷ nhất, có linh hồn quay lại tìm người thân, cũng có linh hồn tới để tìm đồ ăn.

Chính vì vậy mà Phật giáo thường tổ chức lễ cúng xá tội vong nhân, thí thực cho ngạ quỷ; một mặt để chúng không quấy nhiễu người trần, mặt khác để cầu cho những linh hồn được siêu thoát. Lễ cúng được tổ chức tại nhà hoặc trên chùa, mâm lễ gồm gạo, muối, hoa quả, nước, cháo trắng và một số đồ lễ khác.

Ma và ngạ quỷ có phải là một không?

Nếu Phật giáo gọi linh hồn không đầu thai là ngạ quỷ thì dân gian gọi đó là ma hay ma quỷ. Về hình thức, hai loài này là một nhưng về bản chất thì chúng cũng có những điểm riêng nhất định. Với Phật giáo, linh hồn mang nhiều tội lỗi oán nghiệp sẽ biến thành ngạ quỷ, đây là hình phạt bắt buộc. Ngạ quỷ chỉ có thể đầu thai siêu sinh khi tích đủ phúc đức để hóa giải nghiệp báo của mình.

Dân gian có cách lý giải hơi khác về ma, quỷ đó là một người bị chết oan, khi sống còn nhiều tâm nguyện chưa hoàn thành nên linh hồn vẫn còn quyến luyến dương thế, chưa chịu đầu thai chuyển kiếp. Khi ý nguyện được giải tỏa hoặc nỗi oan được cởi bỏ thì hồn ma sẽ tan biến. Ma và ngạ quỷ có khả năng nhát người, dọa dẫm hoặc tác động vào con người thông qua những người kết nối tâm linh.

Cách phòng tránh và thanh trừ ma quỷ

Có nhiều cách để phòng tránh và trừ ngạ quỷ, sau đây là những cách phổ biến mà Phật giáo ở Tây Tạng thường sử dụng:

Dùng dao găm

Phurba là một con dao găm trong nghi lễ được sử dụng bởi một đệ tử mật tông để hoá giải một ác thần đau khổ và hướng dẫn nó tái sinh vào cõi tốt hơn, một linh hồn đang rối rắm giữa các cõi khác nhau. Bằng cách dồn con dao vào đó, nó bị ném ra khỏi sự nhầm lẫn của nó và có cơ hội để được tái sinh, có lẽ là một cõi thấp hơn con người như động vật.

Các vật dụng trừ tà ma của người Tây Tạng

Bẫy thần bắt ma

Các gia đình ở Tây Tạng thường gắn bẫy thần bắt ma trên mái nhà của mình, những sợi dây màu được kết lại. Những cái bẫy thần cũng có thể được treo trên cây. Một hồn ma khi vướng vào bẫy sẽ bị đốt cháy và thoát khỏi trạng thái linh hồn, giống như lửa làm mất trạng thái rắn của nước.

Ngày lễ Gutor

Nghi lễ tôn giáo Tây Tạng “Gutor” được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 của Tây Tạng, với mục đích là triệt tiêu hết tất cả các phiền toái, bất hạnh và ma quỷ trong năm qua để bắt đầu năm mới tốt lành thuận lợi hơn.

Các đền thờ và tu viện trên khắp Tây Tạng tổ chức những buổi lễ khiêu vũ lớn tại Cung điện Potala ở Lhasa. Các gia đình dọn dẹp nhà cửa vào ngày này, trang trí phòng và ăn một món canh đặc biệt gọi là “Guthuk”, buổi tối, mọi người mang theo ngọn đuốc, tụng những thần chú bí truyền để trừ ma quỷ.

Người lương thiện ma quỷ chẳng dám đến gần

Có câu rằng: “Người không làm chuyện trái lương tâm, nửa đêm không sợ ma quỷ gõ cửa”. Một người có tâm lương thiện, dù đi tới đâu cũng khiến ma quỷ khiếp sợ mà tránh xa.

Trên thân người đức cao có mang năng lượng ngay chính làm cho những thứ ma quỷ phải e sợ.

Người lương thiện, ma quỷ căn bản là không dám quấy nhiễu, bởi vì trên thân người lương thiện có mang năng lượng ngay chính làm cho những thứ này phải e sợ, do đó lập tức bỏ chạy. Còn người có lòng dạ hẹp hòi tâm địa xấu xa không có được năng lượng này để bảo vệ chính mình, cho nên những thứ ma quỷ này dễ dàng tiếp cận, thậm chí là ở lại trên thân. Do vậy đối với người lương thiện không cần phải dùng đến những phương pháp nói trên để xua đuổi ma quỷ làm gì, bởi vì họ có trường năng lượng thuần chính và thần linh bảo hộ.

Quang Minh