Nguồn ảnh: Nhandan.vn

Văn Hóa

Ngộ Không ngỗ ngược, Bát Giới háo sắc, Sa Tăng từng sát sinh, sao có thể tu thành đắc Đạo?

By Lan Hòa

August 16, 2021

Nhắc đến “Tây Du Ký”, nhiều người sẽ liên tưởng đến câu chuyện Đường Tăng cùng các đồ đệ đã vượt qua muôn trùng kiếp nạn, gian nan lên Tây Thiên thỉnh kinh, hay những câu chuyện Tôn Ngộ Không tiêu trừ ác quỷ. Việc tác giả lựa chọn và sắp xếp Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh và các nhân vật khác trong “Tây Du Ký” còn có một ẩn ý sâu xa đằng sau đó, không phải ai cũng biết.

Đường Tăng vốn dĩ là một nhân vật có trái tim đại thiện, ngay cả một con kiến cũng không dám sát sinh, những đồ đệ còn lại, mỗi người một tâm tính khác nhau, có người ngay cả sát nhân phóng hỏa cũng từng phạm không ít lần, nhưng cuối cùng, dưới sự cứu độ và giáo huấn từ bi của chư Phật, Bồ tát, họ đã có thể cải tà quy chính, thành tựu kim thể và đắc chính quả.

Tác giả thông qua hình tượng bốn thầy trò đường tăng trong “Tây Du Ký” và những tình huống sinh động, đã âm thầm giải khai cho con người thế gian: “Con người làm thế nào để có thể tu thành Phật?”

Trong tác phẩm,  Đường Tăng vốn là Kim Thiền Tử, trải qua mười kiếp tu hành, là người đại căn khí, trên đường thỉnh kinh phải trải qua ma nạn trùng trùng, cuối cùng mới có thể chứng đắc Phật quả.

Tôn Ngộ Không ban đầu vốn dĩ xuất thân là một con khỉ đá, thông minh và lanh lợi, đắc được chân truyền của Bồ Đề Sư Tổ, hơn nữa còn có thần thông quảng đại, năng lực siêu phàm. Mặc dù sức mạnh siêu nhiên của nó rất to lớn, nhưng bản tính ngang ngược khó đổi, dám to gan lớn mật, náo loạn thiên cung, làm nên họa sự khắp thiên hạ, cuối cùng bị Phật Tổ nhốt tại núi Ngũ hành sơn 500 năm.

Ai cũng biết rằng “hầu tâm khó định nhất”, tức tâm của loài khỉ là khó định lại được. Điều quan trọng nhất trong việc tu Phật, tu Đạo là “tâm tịnh, tâm định”. “Tâm định, huệ mới sinh”, tâm bất loạn, mới có thể đắc Đạo. Nhưng đối với một con khỉ mang bản tính hoang dã, khi đối mặt trước cám dỗ, trước vinh hoa phú quý của trời đất, liệu nó có thể bất động tâm hay không?

Dưới sự từ bi và dạy dỗ của Quan Thế Âm Bồ tát, Ngộ Không đã có tâm kiên định hướng Phật, trong quá trình tu luyện, trên đường lên Tây Thiên thỉnh kinh, trải qua bao nhiêu kiếp nạn, “Phật tính” của Ngộ Không đã xuất lai, và cuối cùng cũng đã chiến thắng được “ma tính” của bản thân mình.

Trư Bát Giới là hình mẫu tập hợp những đức tính xấu của một con người. Mặc dù nguồn gốc xuất thân là phi phàm, là “Thiên bồng nguyên soái” hạ thế, nhưng vì có hành động thất lễ với Hằng Nga nên đã bị đầu thai xuống hạ giới: Khuôn mặt xấu xí, vụng về, tham lam, sợ chết, háo sắc, lười biếng, ham chơi, so đo tính toán, ý chí không kiên định,… Trong suy nghĩ của nhiều người, một đồ đệ có nhiều tính xấu như Bát giới, tu thành Thần Phật, quả là điều viển vông, không thể tưởng.

Tuy nhiên, một người “thập liệt câu toàn” như vậy, tính xấu đầy mình, Bát giới cũng đã có thể tu thành. Lý do Trư Bát Giới có thể tu thành, là bởi Bát giới có một môi trường tu luyện đặc thù, chính là thông qua con đường “thỉnh kinh” gian nan, hiểm trở, cách biệt với thế giới đầy cám dỗ, dần dần cũng đã tu khứ đi những “ma tính” và loại bỏ những chấp trước.

Khuôn mặt xấu xí và sự vụng về không phải là trở ngại cho việc tu luyện, tu hành không phân biệt xấu – đẹp; môi trường tu luyện khắc nghiệt sẽ hạn chế sự tham lam và háo sắc. Chư Bát Giới ý chí bất kiên định và lười biếng ngày nào, dưới sự giám sát, thúc giục của Sư phụ và các Sư huynh, cuối cùng, Bát giới cũng có thể tu thành.

Nói về Sa Tăng, vào thời gian ở sông Lưu Sa đã sát sinh vô số. Tuy nhiên, sau khi trở về với con đường “phản bổn quy chân”, với ý chí kiên định, Sa Tăng đã rất quyết tâm tu hành, dắt ngựa gánh đồ, trợ giúp huynh đệ tiêu trừ yêu ma, dù vất vả nhưng không hề thở than, không oán không hận. Từ đó trở đi, Sa Tăng không hành sát sinh, đó chính là điển hình của “Buông hạ đồ đao, lập địa thành Phật

Một người tâm bất định, trôi dạt như bèo nổi. Một người tính xấu đầy mình. Một người đã từng sát hại vô số sinh linh… Cuối cùng có thể tu thành Phật – Đạo – Thần.

Phật gia có câu: “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới”, một khi Phật tính, bản chất thiện lương tiên thiên của con người xuất ra, đó chính là điều trân quý nhất. Nếu một lòng nhất tâm hướng Phật, thành tâm sám hối, dũng mãnh tinh tấn trên con đường tu luyện, con đường đắc Đạo sẽ không xa.

Bởi vậy, có một bài thơ: “Đừng nói cửa Thần Phật khó vào/Chỉ là tâm người thường bất chân/Nam tử khẳng định có thể tu thành La Hán/Nữ tử khẳng định có thể tu thành Quan Âm

 

Nguồn: Secretchina

Lan Hòa biên tập