Người càng toan tính, càng thiệt thân, người vô tư tưởng như là ngốc mới chính là người hưởng phúc. Đời người càng tranh giành, càng mất đi, càng vô ưu, không toan tính càng tự tại.
Cuộc đời mỗi người sinh ra ai cũng mang trong mình một trái tim thiện lương, vị tha. “Nhân chi sơ tính bản thiện” – lương thiện chính là bản chất nguyên sơ của sinh mệnh nguyên thủy của con người.
Tuy nhiên “gần mực thì đen thì sáng”, khi chúng ta lớn lên rồi bước ra ngoài xã hội với đầy rẫy những bon chen, lừa lọc thì những quan niệm kim tiền sẽ chi phối và làm chủ mất bản tính thiện lương vốn có của chúng ta.
Bây giờ quan niệm của xã hội cho rằng, người thông minh là phải biết khôn khéo, biết thu vén cái lợi cho mình, miễn có tiền là hạnh phúc, bất chấp việc làm đó sẽ gây tổn hại cho người khác, làm người khác đau khổ.
Để rồi vì cái lợi trước mắt, vì sự tham lam, vì danh lợi nhất thời, vì bản tính hiếu thắng, nông nổi của tuổi trẻ, vì chưa trải nghiệm, chưa thấy hậu quả nên nhiều người đã đánh mất sự lương thiện vốn có của mình.
Đánh đổi càng nhiều, chiếm hữu được rất nhiều thứ mà họ mong muốn nhưng cuối cùng họ vẫn không cảm thấy hạnh phúc, ngược lại cảm thấy toàn đau khổ vì ham muốn quá nhiều nhưng lại không đạt được tất cả.
Có một câu chuyện như thế này: Một ngày kia, có người đàn ông ở chốn phàm trần ngẩng đầu lên trời hỏi Đức Phật: “Vì sao ngài không cho chúng con một trái tim trong sáng, để cho cõi hồng trần được an lạc?”
Nghe thấy câu hỏi ấy, Đức Phật đáp lời: “Ta đã cho rồi. Mỗi người ở vào thời điểm mới sinh ra, trái tim của họ đều giống nhau, chí thuần, chí mỹ, chí chân, chí thiện. Chỉ đến khi họ mở mắt ra, liền bị phù hoa trần thế mê hoặc, khiến cho trái tim bị nhuốm bụi trần”.
Người phàm lại hỏi: “Vì sao ngài lại là Đức Phật?”
Đức Phật nhẹ nhàng: “Ta cũng là người. Chỉ có điều trái tim của ta khác với các con. Ta trao trái tim cho vạn vật chúng sinh, cho nên cuộc sống của ta được tự tại”.
Người phàm vò đầu bứt tai: “Vậy con là ai? Vì sao con lại sinh ra ở chốn hồng trần?”
Đức Phật trả lời: “Con là đứa con của ta, chỉ vì ham chơi, tinh nghịch, u mê, hồ đồ nên rơi xuống cõi phàm”.
Nghe vậy, người phàm không khỏi buồn rầu
“Cõi hồng trần này có tình yêu không? Vì sao con chỉ thấy đau khổ?”
Đức Phật từ tốn lý giải: “Có chứ! Bởi vì sợ các con chịu khổ, nên ta đã đem tình yêu ban phát khắp vạn vật chúng sinh.
Chỉ có điều chúng sinh lại đem nó xé lẻ, lấy làm của riêng, mà một khi đã có được tình yêu liền không chịu buông tay, suy tính thiệt hơn, cho nên đau khổ”.
Cổ nhân có câu “ngọc không mài không sáng, người không tu tâm ắt sẽ mãi thấy phàm trần chỉ toàn là khổ đau”. Suy cho cùng, mọi đau khổ trong cuộc đời này đều do chúng ta gánh trên lưng quá nhiều việc, ôm trong lòng quá nhiều khao khát, tham lam, ích kỷ…
Vì sao chúng ta sinh ra trên cuộc đời này?. Có lẽ mỗi bản thân chúng ta thử một lần nhìn lại tất cả mọi việc, bạn đã đánh mất bản tính thiện lương của mình như thế nào, bạn đã bị quan niệm xuống cấp của xã hội chi phối như thế nào, tại sao bạn sống mãi cả cuộc đời mà không hạnh phúc?.
Người xưa thường nói “trên đầu ba thước có thần linh”, khi bạn thật sự muốn thay đổi, muốn tìm về bản tính thiện lương của mình, muốn sống một cuộc đời vị tha ý nghĩa, chắc chắn sẽ có người giúp bạn, bởi vậy mới nói Phật nhìn tại tâm con người chứ không phải những thứ vật chất hào nhoáng bên ngoài.
Và cách duy nhất là chúng ta hãy dùng ba chữ “Chân Thiện Nhẫn” để quy chính đạo đức của bản thân. Ví dụ, những lời nói, những việc bạn làm đã chân chính chưa, chân thật chưa; khi xảy ra mâu thuẫn bạn có suy nghĩ cho người khác chưa, có nhẫn nhịn chưa.
Nếu bạn thật sự sống được Chân, sống Thiện, sống Nhẫn thì bạn sẽ tìm lại được bản tính thật sự của mình, và sẽ không bị các quan niệm kim tiền chi phối, và hạnh phúc tự tại sẽ thật sự đến với bạn, với tôi và với tất cả mọi người.
Chân Kiến biên tập