Ngôi nhà nép mình giữa ồn ào phố cổ, nhìn bên ngoài tưởng rằng chỉ 2 tầng, nhưng khi vào sâu khám phá, bạn sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác!. Nguồn ảnh: Kenh14

Cuộc Sống 4 Phương

Ngôi nhà 80 năm tuổi, rộng gần 300m2 giữa phố cổ Hà Nội: Đại gia trả giá 180 tỉ cũng không bán

By Đăng Dũng

July 20, 2021

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở phố Đinh Liệt là căn nhà vườn rộng 300m2 của vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh – Phạm Thị Tề.

Ngôi nhà được xây năm 1945, đến nay cũng ngót nghét 80 tuổi. Ngôi nhà này do kiến trúc sư Phạm Khắc Hệ một KTS có tiếng, thuộc thế hệ đầu tiên của làng KTS Việt Nam thiết kế và phải mất 3 năm để xây dựng và hoàn thiện.

Trong thời buổi tấc đất tấc vàng, nhất là ở khu vực phố cổ, thật khó có thể tìm thấy một ngôi nhà có cả vườn tược trong lành, yên tĩnh và rộng rãi như ngôi nhà vườn của nhà ông Phạm Ngọc Hải.

Theo chia sẻ của ông Hải (một người con của cụ Thanh và cụ Tề), cho biết, sau nhiều lần vật đổi sao dời, khu nhà vườn tổng diện tích gần 600m2 nay chỉ còn gần 300m2.

Căn nhà với khu vườn rộng thoáng mát. Nguồn ảnh: Keeng 14.

Có lẽ điểm đặc biệt nhất của ngôi nhà vườn cổ này là được xây dựng theo lối “nhà xuyên phố”. Ngày trước, nhà có 2 mặt tiền. Cửa chính hướng phố Hàng Bạc được dùng làm cửa hàng bán vàng lá. Càng tiến vào sâu, càng nở hậu vì từ xa xưa các cụ quan niệm, xây nhà nở hậu thì làm ăn mới thịnh vượng, phát đạt. Nhưng qua thời gian, hiện nay chỉ còn một cổng phụ từ phố Đinh Liệt

Ông Hải chủ nhân của ngôi nhà cũng khẳng định chắc nịch: “Có trả hàng trăm tỉ chúng tôi cũng nhất quyết không bán”.

Ông Hải kể, tính ra hiện có 5 thế hệ đang sinh sống trong khu nhà vườn này. Sau khi trưởng thành, con cháu trong nhà muốn chia nhỏ khu vườn ra để xây nhà. Đại gia đình đã phải họp và bàn bạc nhiều lần mới giữ lại được sự nguyên vẹn của khu vườn.

Bức ảnh 2 cụ Phạm Văn Thanh và Phạm Thị Tề cùng 8 người con bên hòn non bộ, được chụp vào năm 1956. 2 cậu bé lém lỉnh ở góc trái ảnh là ông Hải và người anh sinh đôi của mình (hiện đang sinh sống ở nước ngoài). Nguồn ảnh. Kenh14

Ngôi nhà được xây hướng Đông Bắc, mùa hè sẽ mát, ấm mùa đông. Ngày mới xây, những căn nhà xung quanh chỉ có một tầng nên đứng từ ban công nhà ông Hải dễ dàng nhìn thẳng ra hồ Gươm.

Đi qua hai cuộc chiến tranh, ngôi nhà vẫn giữ nguyên được sự giao thoa giữa văn hoá Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX. Nội thất ngôi nhà có những nét phong cách châu Âu như trần nhà cao, các không gian được chia nhỏ tạo sự riêng biệt. Bên cạnh đó, là nét truyền thống với những nếp ngói tỏa xuống hiên, mái cong vút đầu đao.

Đi qua hai cuộc chiến tranh, ngôi nhà vẫn giữ nguyên được sự giao thoa văn hoá nửa đầu thế kỷ XX. Nếp ngói tỏa xuống hiên, mái cong vút đầu đao của phương Đông “hòa trộn” kiến trúc phương Tây . Nguồn ảnh: kenh14

Về kết cấu căn nhà, ông Hải cho biết tường được trát bằng mật, muối, vôi, xi măng trộn đều với nhau nên độ bền rất chắc chắn. Sàn nhà được làm bằng đá trộn cùng các nguyên liệu trên, sau đó xoa mịn.

Nguồn ảnh: kenh14.vn

Ông Hải kể, hầu hết vật liệu xây dựng của ngôi nhà được chuyển từ Pháp về Việt Nam. Thậm chí đến bệ hố xí, tủ lạnh, bàn ghế đều được gia đình ông nhập khẩu từ Pháp.

Ngôi nhà cũng lưu giữ bộ bàn ghế cổ hơn 100 tuổi bằng gỗ núp. Ông Hải cho biết: “Thuở ấy, Hà Nội chỉ có 2 bộ bàn ghế có kiểu dáng và được làm từ gỗ này. Một bộ được để ở nhà [tôi], một bộ khác đang được đặt tại Nhà hát Lớn Hà Nội”.

Ở Việt Nam chỉ có 2 bộ, một bộ ở Nhà Hát Lớn và bộ còn lại gia đình ông sở hữu

Ông Hải cho biết “Thậm chí có người trả giá vu vơ 180 tỷ vì họ biết có trả cao nữa chúng tôi cũng không bán. Đây là nơi một tay bố mẹ tôi gây dựng, tuổi thơ và cuộc đời tôi gắn bó với nó. Con cháu trong nhà cũng từ đây mà lớn khôn, ăn nên làm ra. Dù bất cứ ai, đưa ra mức giá bao nhiêu đi chăng nữa, chúng tôi đều lắc đầu từ chối”.

Đến bây giờ, gia đình ông Giao vẫn sống theo gia phong của ông cha để lại. Trong ngôi nhà cổ vẫn lưu giữ đôi câu đối được một nhà nho tặng vào năm 1926.

Theo lý giải của ông Giao, câu đối này có nghĩa là, đối với tại gia là tôn trọng sự công bằng và tính kiên nhẫn. Còn đối lại với bên ngoài không có gì bằng sự mềm mại xanh tươi như cây liễu và đàng hoàng khiêm tốn như lâu đài.

Giữa sự tấp nập, ồn ào của khu phố cổ, ngôi nhà vườn với không gian tươi mát của cây xanh, cổ kính của kiến trúc dường như đưa người ta về một không gian khác, một không gian của phong vị truyền thống hiếm hoi còn lưu giữ lại những nét đẹp về gia phong người Tràng An.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: kenh14.vn