Nguồn ảnh: Internet

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Ngựa tốt không ăn cỏ cũ, trung thần không thờ hai Vua

By Đăng Dũng

November 01, 2021

Là một trong “tứ đại văn minh cổ Quốc”, văn hoá Trung Hoa có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, những nền văn hóa kinh điển còn tồn tại cho đến ngày nay chính là biểu tượng và tập trung tinh hoa trí tuệ của người xưa.

Mặc dù kho tàng tục ngữ dân gian hầu hết được tạo ra bởi những con người bình dị, vốn không phải là học giả cao siêu, nhưng lại ẩn chứa không ít các đạo lý nhân sinh và có ý nghĩa định hướng cho thế hệ tương lai.

1. Ngựa tốt không ăn cỏ cũ

Người Trung Quốc có câu tục ngữ quen thuộc là: “Ngựa tốt không quay đầu ăn lại cỏ cũ,” (Nguyên văn: “Hảo mã bất ngật hồi đầu thảo). Câu nói đó có nghĩa gì? Ý nghĩa của câu tiếp theo cũng ẩn chứa những tinh hoa mà rất ít người có thể lý giải.

Câu tục ngữ nói về con ngựa vừa bước ra khỏi chuồng và đi đến một thảo nguyên xanh tươi, nó sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi đám cỏ non xanh mơn mởn. Tuy nhiên, một con ngựa tốt sẽ chỉ thuận theo con đường đã chọn, nó sẽ men theo đó mà ăn cỏ, không cần bận tâm rằng những đám cỏ xung quanh có tốt hay không.

Ngay cả sau khi đã đi qua, dù có nhìn thấy hai bên đường hoặc phía sau có nhiều đám cỏ tươi xanh mơn mởn, non hơn, ngon hơn, nó cũng sẽ không quay lại. Đây là nguồn gốc của câu tục ngữ: “Ngựa tốt không quay đầu ăn lại cỏ cũ”.

Câu nói này cũng cho ta biết một ẩn dụ cho những người có hoài bão lớn lao, dù có vấp ngã bao nhiêu cũng không thể quay trở lại.

Hãy học cách luôn nhìn về phía trước, cho dù trên đường có gặp bao gian nan và cản trở thì cũng luôn kiên định đi tới bước cuối cùng, quyết không quay đầu lại. Ngày nay câu tục ngữ được người hiện đại sử dụng để mô tả sự quyết tâm của các cặp vợ chồng, rằng sau khi chia tay sẽ không bao giờ tái hợp lại.

2. Trung thần không thờ hai Vua

“Ngựa tốt không ăn cỏ cũ” mới chỉ là nửa đầu, nhiều người không biết rằng nó còn có nửa sau, cũng rất kinh điển, đó chính là: “Trung thần không thờ hai vua”.

Câu này có nghĩa rằng, những bề tôi trung thành sẽ không phụng sự 2 vị quân vương. Xuyên suốt trong lịch sử, những danh nhân về cơ bản họ đều có một ý niệm chung là phải trung thành với triều đình và tận tâm với hoàng đế. “Trung thần không thờ hai vua” chính là chí hướng chung của họ.

Trong những vương triều thời cổ đại, Hoàng đế chính là tối cao nhất, với tư cách là bề tôi, nhất định phải trung thành, trước sau như một, rất nhiều những văn thần võ tướng đều vô cùng kiên định với ý niệm này. Rất nhiều người đều chọn cách hạ thấp chức quan sau khi vị quân chủ của họ qua đời, thậm chí là từ quan về làm dân.

Câu tục ngữ “Ngựa tốt không ăn cỏ cũ, trung thần không thờ hai vua” đều muốn nói rằng, trên con đường mình đã chọn, dù có chông gai vất vả, đều cần phải kiên định mà bước đi. Bất kể là trong cuộc sống hay công việc, chúng ta đều phải giữ được ý chí bền bỉ, không lay động.

Trên thực tế, dù là câu nói “Ngựa tốt không ăn cỏ cũ, trung thần không thờ hai Vua” nghĩa là chúng ta nhất định phải đi trên con đường mình chọn, dù là cuộc sống hay công việc thì cũng phải giữ ý chí không lay chuyển.

Hai câu nói đều là chân lý. Đây là sức mạnh của văn hóa, trải qua hàng nghìn năm, những câu nói thông thường có thể truyền lại cho đến ngày nay chắc hẳn mang những ý nghĩa sâu sắc khác nhau.

Nguồn Aboluowang Hằng Tâm