Văn Hóa

Người biết xin lỗi không phải là người yếu thế mà lại là biểu hiện của một người dũng cảm

By Đăng Dũng

January 20, 2021

Lời xin lỗi thực sự không phải là bàn giao quyền chủ đạo, mà là lấy lại quyền chủ đạo.

Tôi làm việc tại một bệnh viện. Có một lần, khi tôi mở cửa vào phòng điều trị, thì cùng lúc có mấy người liền đi vào. Một phụ nữ lớn tuổi đi thẳng về phía khu vực vô trùng.

Tôi cảm thấy sốt ruột nên hô lớn: “Dừng lại! Đừng đi về phía trước!” Người phụ nữ lớn tuổi nhanh chóng dừng lại, trông bà có vẻ xấu hổ. Vừa nói xong, tôi lập tức nhận ra mình đã sai khi cư xử quá thô lỗ với bà. Vì vậy, tôi nhanh chóng bình tĩnh lại và nói: “Tôi xin lỗi, tôi không có ý lớn tiếng như vậy. Tôi hy vọng bà sẽ không khó chịu với tôi.” Bà ấy thở dài: “Cô là bác sĩ. Lời bác sĩ nói thì nào dám lên tiếng phàn nàn chứ?” Tôi giải thích: “Bà đang đi vào khu vực vô trùng. Chỉ nhân viên mới được phép vào đó. Nhưng tôi xin lỗi vì đã lớn tiếng, thấy bà đi vào nên tôi cảm thấy hơi sốt ruột.” Người phụ nữ mỉm cười. Những người ngoài cuộc gật đầu với vẻ kính trọng.

Biết xin lỗi là một phẩm chất tốt đẹp. Xin lỗi không có nghĩa là không thể giữ được tôn nghiêm mà ngược lại nó lại là việc rất được lòng người. Biết xin lỗi thể hiện cách lý giải sự việc của một người, tôn trọng người bị tổn thương, cảm nhận cảm xúc của họ. Lời xin lỗi thực sự không phải là bàn giao quyền chủ đạo, mà là lấy lại quyền chủ đạo. Người biết xin lỗi không phải là người yếu thế mà lại là biểu hiện của một người dũng cảm, có thể chịu trách nhiệm, người như vậy rất đáng để ta gửi gắm và tin tưởng. Một lời xin lỗi chân thành có thể làm hòa hoãn nhân tâm, thay đổi kết cục một sự việc để khiến nó trở nên tốt đẹp. Một lời xin lỗi cũng sẽ giải quyết rối loạn trong lòng và rửa sạch bản thân lần nữa.

Minh Hoàng biên tập