Có lẽ chỉ cần một bước nhỏ nữa thôi, thế giới sẽ lao vào một cuộc đại chiến hạt nhân. Trong thời khắc then chốt ấy, không ai ngoài những người trực tiếp nhận chuỗi thông tin như Petrov biết.
Nhưng với sự tỉnh táo và kiên nhẫn của mình, người đàn ông này đã giúp cho nhân loại thoát khỏi vũ khí chiến tranh nguyên tử chỉ trong gang tấc.
Giây phút căng thẳng tột độ
Vào ngày 26/9/1983, lúc nửa đêm, tiếng chuông báo động gào thét ầm ĩ khắp cơ sở hạt nhân Serpukhov-5 đặt trong một boongke bí mật ở phía Nam của Moscow. Chiếc màn hình màu đỏ đặt ngang căn phòng làm việc được phủ bằng kính của Trung úy Colonel Stanislav Petrov mọi khi chẳng hiện gì, nay đang nhấp nháy một dòng chữ đầy quan ngại: “Khởi động”. Từ những thông tin thu được, hệ thống máy tính phát hiện tấn công, Oko, cảnh báo rằng phía Mỹ vừa phóng một tên lửa xuyên lục địa nhằm vào Xô Viết. Theo ước tính, tên lửa sẽ đánh trúng mục tiêu trong vòng 12 phút.
Trước dòng cảnh báo ấy, Petrov, tay run run, nhấc điện thoại lên và gọi cho cấp trên của mình thuộc Lực lượng Phòng không Liên Xô. Ông xác nhận đây là một báo động nhầm. Ông không tìm được lý do khiến Mỹ chỉ phóng duy nhất một tên lửa, có lẽ đã có lỗi trong hệ thống cảnh báo sớm, thứ mà một kỹ sư phần mềm như Petrov chưa hoàn toàn tin tưởng. Khi ông vừa đặt điện thoại xuống giá thì hệ thống lại phát ra đợt báo động thứ hai, và rồi ba đợt báo động nữa. Vậy là có năm tên lửa đang bay theo quỹ đạo cong nhắm thẳng tới mục tiêu của bên Liên minh Xô-Viết. Lúc này hệ thống cảnh báo còn chắc chắn 100% rằng đây là một cuộc tấn công từ phía Mỹ.
Sự quyết định sáng suốt của Petrov đã giúp chúng ta thoát khỏi chiến tranh thế giới thứ 3.
“Tôi cảm thấy sự bất an trào dâng lên trong lòng mình” – Petrov kể với một phóng viên của báo Washington Post. Nếu cuộc tấn công là thật, mỗi một phút giây đều rất quan trọng. Nhiệm vụ của Petrov là phải truyền đi tín hiệu cảnh báo về chuỗi lệnh, cung cấp thông tin cho những người có thẩm quyền quyết định tung ra loạt đạn đáp lại trước khi tên lửa của Mỹ phá hủy khả năng phản công của Liên Xô.
Nhưng ông đã chần chừ. Ông biết rằng hệ thống đã đưa ra cảnh báo quá nhanh để đưa ra những kiểm nghiệm cần thiết, ông không tin tưởng vào nó. Và cho tới lúc đó, hệ thống radar mặt đất, thứ đáng lẽ sẽ rú còi báo động ngay khi tên lửa của Mỹ vượt qua được bầu khí quyển, lại đang im bặt, sự im lặng vẫn tiếp tục kéo dài trong vài phút sau khi cảnh báo phóng được phát đi. Vẫn còn một điểm bất hợp lý nằm ở số lượng của tên lửa nhắm vào Liên Xô. Chỉ có 5 trong tổng số khoảng 1000 tên lửa do Mỹ sở hữu được phóng đi, quá ít so với những gì mà quân đội Xô -Viết được biết. Họ tin rằng đợt tấn công đầu tiên sẽ luôn là đòn áp đảo bởi chẳng còn thế lực nào có đủ sức mạnh để sống sót tới đợt thứ hai.
Chuông báo động vẫn rung lên, cảnh báo tấn công vẫn tiếp tục nhấp nháy trên màn hình, Trung úy Petrov lại nhấc điện thoại lên để tiếp tục xác nhận báo động giả với cấp trên. Nhưng đó cũng là lúc niềm tin của ông không còn chắc chắn.
Nhiều năm sau, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên đài BBC, ông kể: “Lúc đó trong đầu tôi đã thoáng hiện lên suy nghĩ rằng đây thực sự là một cuộc tấn công nhằm vào chúng tôi”. Khoảng thời gian 15 phút chờ đợi sau đó chính là khoảng thời gian đầy đau đớn diễn ra trong lòng ông. Song cuối cùng thì chẳng có gì xảy ra cả. Có lẽ chỉ cần một bước nhỏ nữa thôi, thế giới sẽ lao vào một cuộc đại chiến hạt nhân, không ai ngoài những người trực tiếp nhận chuỗi thông tin từ Petrov biết đến sự thật này cho tới tận năm 1998.
Petrov đã đúng khi bác bỏ niềm tin của mình vào hệ thống máy tính. Những cảnh báo nhầm trên được người ta giải thích rằng do hệ thống vệ tinh đã nhầm lẫn tia nắng phản chiếu từ một đám mây bay cao trên khu vực Bắc Dakota thành vệt sáng do tên lửa tạo ra. Và để khắc phục sai lầm kiểu này, hệ thống đã được thêm vào chức năng tự động đối chiếu với dữ liệu nhìn từ từ một góc khác thu thập bởi những vệ tinh địa tĩnh.
Lúc đó, Petrov, người đã bất chấp mọi rủi ro để cứu sống hàng triệu, hàng tỷ sinh mạng, không hề được tuyên dương hay trừng phạt gì cả. Ông đã được bí mật luân chuyển sang một vị trí khác, và được về hưu sớm vào năm 1984. Vài năm sau đó, vợ ông qua đời vì căn bệnh ung thư. Quyết định táo bạo của Petrov đã giúp ông được toàn thế giới biết đến khi câu chuyện được công bố vào năm 1998. Nhưng thay vì thực hiện các tour du lịch nước ngoài và tham gia các nhiều cuộc phỏng vấn thì ông lại quyết định sống tới cuối đời trong một căn hộ nhỏ tại Moscow với số tiền trợ cấp ít ỏi. Ông qua đời vào năm 2017.
Nguồn: khoahoc.tv Quang Minh