Vấn đề về giới tính thứ ba, người đồng tính, kết hôn giữa hai người đồng tính… là vấn đề chỉ xuất hiện ở thời cận đại. Trong văn hóa truyền thống ngàn xưa đều không có đề cập tới điều này. Mà thậm chí là nam nữ hữu biệt. Tuy nhiên, dù nhiều ý kiến đã chấp thuận đồng tính, chúng ta vẫn cần bàn luận một chút để có nhiều góc nhìn khách quan hơn.
Luận bàn về “giới tính thứ ba”
Người đồng tính và quyền của họ vẫn thường xuất hiện và là vấn đề hay gây tranh cãi trên mạng xã hội. Đôi lúc những người phản đối đồng tính thường bị chụp mũ bằng những lời lẽ rất khó nghe, nào là cổ hủ, lạc hậu, bảo thủ, cố chấp, phong kiến,… những cụm từ này có sức sát thương rất lớn nên thường làm người ta không thể nói tiếp được nữa.
Những người ủng hộ đồng tính lại có cái nhìn rất “thoáng” về giới tính: bất chấp cấu tạo thân thể của người ta “giống nam giới hay nữ giới”. Chỉ cần lòng tâm họ quan niệm mình là nam thì sẽ là nam, quan niệm mình là nữ thì sẽ là nữ! Họ cho rằng chỉ cần nghĩ là được! Thậm chí sách giáo khoa viết rằng “chỉ có hai giới tính là nam và nữ”, họ cũng phản đối và cho rằng người viết sách chưa có cái nhìn thoáng ở xã hội hiện nay là khác với ngày xưa..
Tôi từng thấy nhiều người tranh luận với nhau về vấn đề đồng tính là thế nào và có đúng hay không. Chẳng hạn khi người phản đối nói: “Điều đó là phản lại quy luật tự nhiên”, thì người ủng hộ liền hỏi vặn: “Anh có phải là tự nhiên đâu mà biết là tôi phản lại?”; Khi người phản đối nói: “Điều này tín ngưỡng không cho phép!”, người ủng hộ cũng hỏi vặn: “Anh có phải Thần Phật đâu mà biết tín ngưỡng không cho phép?”… Chỉ một câu hỏi vặn là đã chặn miệng của người khác rồi!
Vì vậy nên chúng ta có thể tạm không nhắc đến tín ngưỡng hay tôn giáo khi nói về “giới tính thứ ba”. Tôi khẳng định rằng tôi không hề kỳ thị hay xem thường người đồng tính. Nhưng mà, vấn đề này rất cần thiết để bàn luận ở nhiều góc độ nhìn nhận…
Có rất nhiều người cho rằng bản thân đã suy nghĩ kỹ rồi; nhưng thật ra họ chưa hề đắn đo mà đã vội đưa ra lựa chọn. Cũng giống như khi người ta làm một việc, về sau nghĩ lại cảm thấy rất hối hận, chỉ ước thời gian quay lại để sửa đổi sai lầm trong quá khứ. Tuy nhiên vào thời điểm mà họ làm việc đó thì họ không hề nghĩ rằng đó là sai lầm, thậm chí nếu có người khuyên họ thì họ cũng không ngại ngần đáp: “Tôi không hối hận đâu!”
Cuộc sống vẫn thường có xảy ra như vậy, khi làm thì chúng ta cho rằng việc đó là đúng đắn và sẽ không có sự hối hận nào về sau. Nhưng qua một thời gian nghĩ lại thì hối hận khôn thấu nhưng đã muộn…
Câu chuyện của một anh chàng đồng tình
Tôi có biết câu chuyện của một anh chàng, anh ấy là đồng nghiệp của bạn tôi. Tôi xưng hô “anh” là vì anh ấy mang vẻ ngoài “giống như nam giới” và trong các giấy tờ tùy thân thì anh ấy cũng viết là “giới tính nam”.
Anh ấy cũng từng cho rằng mình là phái mạnh; nhưng sau một thời gian dài tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật và điện ảnh có quan điểm ủng hộ người đồng tính. Dần dần tự trong tâm lý của anh có sự thay đổi khác thường từng chút; tự anh không nhận ra. Đến một ngày, anh ấy bỗng muốn làm nữ giới và càng nghĩ thì càng cảm thấy mình giống như nữ giới. Anh ấy cũng nghĩ là mình thích nam giới!
Tình trạng đó kéo dài một thời gian, rồi ngày kia bỗng có một cô gái xấp xỉ tuổi; cô là đồng nghiệp chung nhóm làm việc với anh. Sau vài hôm làm cùng cô gái này, tâm tình của anh liền xao động. Anh cảm nhận được mình yêu thích nữ đồng nghiệp giỏi giang và xinh đẹp ấy,. Anh ý thức rất rõ mình đã rung động với cô, anh cũng sinh ra cảm giác muốn giúp đỡ và bảo vệ cô khi cô. Khi đó anh cảm thấy thật “hãi hùng” khi nghĩ tới việc thân mật với những người đàn ông khác. Vậy là trong khoảnh khắc đó, anh nhận ra mình hoàn toàn đích thực là một người đàn ông!
Anh tỏ tình với cô đồng nghiệp. Cô biết anh từng là người đồng tính nên cũng rất phân vân. Nhưng anh luôn miệng khẳng định rằng mình nhất định sẽ từ bỏ những cách nghĩ đồng tính trước kia. Anh sẽ trở thành một người bạn trai tốt và sau này là một người chồng tốt của cô. Cô gái miễm cưỡng nhưng rốt cuộc đã đồng ý.
Rồi chẳng bao lâu sau, anh ấy lại xem những tác phẩm ủng hộ người đồng tính, lúc đó tâm lý anh lại thay đổi. Anh đề nghị chia tay với cô bạn gái vì giờ đây anh thích làm nữ giới rồi. Sau khi chia tay, cảm giác cô độc khi mất đi người con gái bên cạnh lại khiến anh rất đau khổ, anh biết mình đang “thất tình”, và cũng hiểu vì mình là đàn ông nên mới có cảm giác “thất tình” khi mất đi bạn gái.
Anh lại đi năn nỉ cô đồng nghiệp quay lại với mình, nhưng cô ấy đương nhiên không đồng ý nữa. Trái tim của cô cũng đã bị tổn thương. Tới tận bây giờ anh ấy vẫn đang dùng dằng không quyết về giới tính của mình!
Người đồng tính thường có chủ ý thức quá yếu đuối
Điều tôi muốn nói chính là có những người như vậy, bản thân mình “là ai” và “muốn gì” họ cũng không ý thức được, rất đáng thương và cũng thật đáng trách. Bạn tôi kể cho tôi nghe câu chuyện của anh ấy và hỏi tôi có lời khuyên nào cho anh không? Tôi thật không biết nói gì hơn. Tôi chỉ có thể nói với bạn mình rằng chủ ý thức của anh ta quá yếu đuối, đến nỗi cả giới tính của bản thân cũng không kiên định được. Có lẽ nếu anh ta không tự vực lên được thì không ai có thể giúp; dù lời khuyên gì cũng vô ích thôi!
Vấn đề không phải là “ủng hộ” hay “phản đối” đồng tính. Nhưng nhiều người dường như không nhận thức rõ bản thân, vì chủ ý thức của họ quá yếu đuối! Có thể một số người không tin, cảm thấy rằng tôi đang xem thường người khác khi nói vậy: “Bạn nghĩ bạn là ai mà dám nói chủ ý thức của tôi yếu đuối? Tôi có trình độ học vấn rất cao, có hiểu biết rất rộng lớn về xã hội… sao tôi có thể không nhận thức điều mình muốn được chứ?”
Người xưa cũng nói, lòng người như một cái túi, cho chứa đựng thứ gì thì sẽ là thứ đó. Tư tưởng con người như một cái mũ, đội mũ gì thì sẽ toàn nghĩ về điều đó.
Một đứa bé không biết ăn ớt, nếu ép nó ăn thì nó sẽ khóc, nhưng nếu mặc kệ nó khóc mà vẫn cưỡng chế nó phải ăn, thì nó cũng đành phải chấp nhận. Tới khi ăn quen rồi nó thậm chí có thể sẽ yêu thích ớt, từ đó trong bữa ăn không có ớt là không được. Nhưng ban đầu nó vốn không hề thích và cũng không biết ăn ớt!
Một đứa trẻ sẽ không tự nhiên biết uống rượu và hút thuốc. Nhưng nếu ép nó sử dụng những thứ đó thời gian ngắn, hoặc là để mặc cho nó tự tiếp xúc rượu và thuốc một thời gian sau nó cũng sẽ nghiện. Khi trưởng thành thì không chừng nó hoàn toàn đã là một người nghiện ngập. Nhưng không phải nó sinh ra đã nghiện!
Con người sinh ra không thể nào mơ hồ về giới tính của bản thân được. Nhưng khi bị ô nhiễm bởi dòng chảy lớn trong xã hội, bởi các trào lưu hiện đại biến dị về văn hóa, thậm chí là các tư tưởng phản truyền thống, cho đến báng bổ Thần Phật… tâm lý người ta sẽ thay đổi, lòng họ như cái chai đựng đầy vật chất bên trong. Họ cho rằng mình thích cái này, thích cái kia, nhưng họ chưa bao giờ nghĩ kỹ xem là chính mình thật sự thích, hay là cũng chỉ như đứa trẻ ăn ớt quen liền thích ăn ớt, hút thuốc và uống rượu nhiều thì thành ra nghiện?
Tôi có dạy một học sinh lớp 9, cậu ấy kể với tôi rằng lớp cậu có một bạn nam đồng tính. Hiện tại đang thân thiết với một nam sinh khác. Hãy thử nghĩ xem! Cả về khoa học lẫn tâm linh, cả quan điểm truyền thống lẫn hiện đại đều nhìn nhận rằng độ tuổi 13-14 này con người ta vẫn chưa thật trưởng thành. Cả tâm lý lẫn sinh lý đều chưa hoàn thiện, nói trắng ra là cả thân và tâm đều chưa phát triển xong. Vậy mà đã tự cho bản thân làm người đồng tính rồi!
Lựa chọn trong lúc tâm sinh lý chưa hoàn thiện thì hỏi làm sao có thể nói là đã suy nghĩ chín chắn chứ! Chỉ cần cho một đứa bé xem nhiều tác phẩm ủng hộ đồng tính, nó sẽ dần mơ hồ về giới tính của bản thân, và rồi cũng sẽ thành giống như vậy, nó hoàn toàn chưa hề suy nghĩ và cũng chưa từng có ý định suy nghĩ. Tới khi trưởng thành nó cũng cho rằng đồng tính là không sai, nhưng điều này không phải do chính nó lựa chọn!
Tại các nước luật pháp cho phép kết hôn giữa hai người đồng giới. Đôi lúc có những thông tin kiểu như hai người “giống như nam giới” sống chung với nhau, họ xin một bé gái về làm con nuôi. Sau này một trong hai “ông” liền có quan hệ loạn bậy với con gái nuôi của họ! Hỏi ra thì họ nói họ chưa từng tiếp xúc với nữ giới; giờ nhìn thấy bé gái này trưởng thành, họ liền cảm nhận được “nam tính” của mình đang bộc phát, họ có cảm xúc của một người đàn ông khi ở trước người khác giới.
Cũng giống như anh chàng mà tôi kể trên, họ đều cho rằng chỉ cần “nghĩ mình là phái nào thì mình sẽ là phái đó”. Nhưng suy nghĩ kia lại không phải của họ, mà là của những quan niệm họ đã chất chứa qua năm tháng khi ở trong dòng chảy xã hội. Nên lúc đó thì họ cho rằng mình không hối hận, sau này nghĩ lại bỗng thấy hối tiếc.
Bởi vậy, dù bạn không chấp nhận quy luật tự nhiên định ra chỉ có hai giới nam và nữ, tôi vẫn hỏi lại rằng: “Bạn đã nghĩ kỹ chưa? Là chính bạn quyết định hay là những quan niệm và tư tưởng biến dị trong bạn quyết định?”
(Nguồn: Tinh Hoa)