Trung Quốc cổ đại coi người biết tích đức hành thiện là “người lương thiện”, người lương thiện không tính toán đến được mất cá nhân, không màng đến lợi ích bản thân để đi giúp đỡ người khác. Do đó, người lương thiện có đạo đức cao thượng hơn rất nhiều so với “người tốt” mà người hiện đại vẫn nói.
Nếu một người biết an phận thủ thường, không đi công kích hành vi của người khác, thì có thể coi là “người tốt bụng” rồi, nhưng rõ ràng so với cảnh giới tinh thần của người lương thiện thì sai kém rất xa.
Bất kể người ta giàu hay nghèo, chỉ cần có thiện tâm, hành thiện tích đức là không hề khó. Người thiện hành thiện, đều là hành vi cá nhân, sẽ không cưỡng ép người khác tham dự. Do đó, người thiện chân chính đều sẽ không kết bè kết đảng, thành lập tổ chức.
Trung Quốc cổ đại có một câu nói chí lý là “Quân tử bất đảng” (bậc quân tử không kéo bè kết phái). các chính nhân quân tử và danh nhân nghĩa sĩ từ xưa đến nay không chỉ chán ghét bạo lực, đối với kết bè kéo phái cũng ghét cay ghét đắng. Người có đức chính trực ngay thẳng, trọng nghĩa khinh lợi, đều coi thường những ai kết bè kết phái. Quân tử bất đảng, thời cổ đại là một mỹ đức. Chỉ có những kẻ tiểu nhân thấy lợi quên nghĩa, mới dưới sự cám giỗ của lợi ích mà kết đoàn thành tổ chức, tổ chức như thế được gọi là “đảng”.
Làm việc thiện không liên quan đến giàu hay nghèo
So với số lượng người giàu, số lượng người nghèo trên thế giới xét cho cùng vẫn nhiều hơn. Vậy nên thường sẽ có người nói, với hoàn cảnh nghèo khó của bản thân, có tâm hành thiện cũng lực bất tòng tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, những người giàu có thực sự là những người giàu ở cái tâm. chứ không phải là sở hữu bao nhiêu tiền. Câu chuyện dưới đây chính là minh chứng rõ nhất:
Có người đã hỏi một trong những tỷ phú giàu có nhất thế giới rằng: “Có ai trên thế giới này giàu hơn ông không?” Vị tỷ phú nói: “Có, có một người giàu hơn tôi.” Sau đó ông kể một câu chuyện cũ:
“Lúc đó tôi vẫn chưa giàu, cũng chưa có nổi danh. Tôi chạm mặt một người bán báo dạo ở sân bay New York. Tôi muốn mua một tờ báo, nhưng tôi không có đủ tiền lẻ trong túi, vì vậy tôi quyết định không mua nữa và trả lại tờ báo cho anh ta. Tôi nói rằng mình không có đủ tiền lẻ. Anh ta nói: ‘Tờ báo này tặng miễn phí cho ông’. Trước sự kiên trì của anh ta, tôi đã cầm tờ báo đó”.
Thật trùng hợp, sau đó hai đến ba tháng, tôi đến sân bay đó và lại thấy tiền lẻ của mình không đủ để mua một tờ báo. Người bán báo dạo đó lại tặng tôi một tờ nữa. Tôi đã cự tuyệt, nói với anh ta rằng tiền lẻ không đủ. Anh ta nói: “Cứ cầm đi, tôi lấy tiền lãi của tôi bù cho ông, không có lỗ vốn.”
Chín năm sau, tôi trở nên nổi tiếng và mọi người đều biết đến tôi. Đột nhiên tôi nhớ đến anh chàng bán báo dạo đó. Tôi bắt đầu tìm anh ta, sau một tháng rưỡi, tôi đã tìm thấy anh ấy. Tôi hỏi anh ta: “Anh có nhớ tôi không” Anh ta nói: “Nhớ chứ”, không những thế anh ta còn biết tôi đã là một tỷ phú và rất nổi tiếng. Tôi hỏi: “Anh còn nhớ anh đã tặng tôi báo miễn phí chứ?” “Còn, tôi tặng ông hai tờ.” Tôi nói: “Tôi muốn báo đáp sự giúp đỡ của anh hồi đó. Anh muốn cái gì, chỉ cần nói cho tôi, tôi sẽ thực hiện nó.”
Người bán báo nói: “Thưa ông, ông không thấy rằng làm như thế là không thể so được với sự giúp đỡ của tôi đã dành cho ông hay sao?” Tôi hỏi anh ta: “Tại sao?” Anh ta nói: “Tôi đã giúp ông khi tôi chỉ là một người bán rong nghèo. Bây giờ ông đã là một trong những người giàu nhất thế giới và thử giúp đỡ tôi, làm sao có thể so sánh với tôi được?” “Khi đó, tôi mới nhận ra rằng người bán báo này giàu có hơn tôi, vì anh ta không đợi đến khi có tiền mới đi giúp đỡ người khác”.
Từ đó có thể nhìn ra, tiền nhiều hay ít sẽ không ảnh hướng đến cử chỉ thiện tâm của chúng ta, việc đại thiện hay tiểu thiện đều là hành thiện, khi không có tiền mà hành thiện, càng có thể nhìn ra thiện tâm chân chính của một cá nhân.
Tô Đông Pha vào triều đại nhà Tống, tên là Tô Thức, người đời gọi ông cùng cha ông Tô Tuân và em trai Tô Triệt là Tam Tô, ba cha con họ là ba trong số tám Bát đại gia Đường Tống. Từ nhỏ ông đã thông minh tuyệt đỉnh, năm 20 tuổi đã nổi danh. Năm 22 tuổi khi ông ứng thi, quan chủ khảo xem bài “Hình thưởng trung hậu chi chí luận” của ông (luận về sự trung hậu trong phép thưởng phạt) thì vô cùng kinh ngạc, đã tiến cử ông với hoàng đế.
Hoàng đế Tống Nhân Tông đọc bài của Tô Thức và em trai Tô Triệt, nói “Hôm nay trẫm có hai tể tướng cho con cháu rồi.
Tuy nhiên, do tính cách ông hồn nhiên, thẳng thắn, ông chủ trương chọn làm điều tốt, không kết giao với bè phái mới nổi lên của Vương An Thạch, cũng không quy phục với phe cũ của Tư Mã Quang. Ông từng nói với Tư Mã Quang: “Cổ nhân nói quân tử bất đảng.” Hành vi này khiến ông không chỉ một đời không được hai phe trọng dụng, mà còn phải chịu đả kích liên tiếp.
Ông nếu như khôn khéo một chút, hoàn toàn có thể lợi dụng mâu thuẫn giữa hai bên mà lấy lòng họ, thì không những không gặp xui xẻo mà còn có thể thăng quan tiến chức, cả đời phú quý, bởi vì ông đã có sẵn những yếu tố và điều kiện như thế. Đương nhiên, nếu ông làm thế thì đã không phải là Tô Đông Pha nữa rồi.
Ông dồn toàn bộ tinh lực vào nghiên cứu những ưu nhược điểm của các bộ luật. Không quản là luật cũ hay mới, với nước với dân không có lợi là chỉ ra ngay, không hề khách khí. Khi phe cánh mới lên cầm quyền, ông đã chỉ ra một số luật mới là quá hấp tấp, sẽ gây bất lợi cho người dân; khi phe cánh cũ lên cầm quyền, ông phản đối việc bãi bỏ hoàn toàn các luật mới, giữ lại những cái tốt là cách làm của ông.
Khi một người gia nhập đảng phái hoặc tổ chức chính trị, thì không thể không cân nhắc đến lợi ích của cả đảng phái hoặc tổ chức đó. Với một số sự việc mà lương tâm vốn không tán thành, vì để bảo vệ thanh danh và lợi ích của đảng này, đành phải giả câm giả điếc, thậm chí nói trái với lòng mình, làm trái với lương tâm.
Anh M, một người mà tác giả biết, vốn là một thanh niên nhiệt tình, ham học hỏi, có tư duy độc lập của bản thân và thiên phú văn học rất cao, trước khi gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) anh đã viết rất nhiều tác phẩm xuất sắc về cuộc sống lầm than của người dân dưới ách thống trị của ác Đảng.
Tuy nhiên, sau đó anh vô tình được Đảng Cộng sản tiếp nhận vào Đảng, đã buộc phải sáng tác văn học dưới sự “hướng dẫn” của ban tuyên giáo của Đảng. Mặc dù nhận được đãi ngộ tương đối tốt về mặt vật chất, nhưng đã hoàn toàn mất đi quyền tự do sáng tạo và tư duy cá nhân, phải trái với lòng mình mà ca ngợi những hành động phi pháp của tà Đảng, cuối cùng hoàn toàn từ bỏ công lý và lương tâm trong lòng, biến thành một tên côn đồ chính trị bị ác Đảng lợi dụng.
Quân tử bất đảng, chính là đừng vì sở thích hay lợi ích của cá nhân mà kéo bè kết phái, càng không thể vì chút lợi ích mà làm ra những việc tổn hại đến nguyên tắc hay lợi ích của xã hội.
Một cá nhân một khi gia nhập vào đảng phái hay tổ chức, anh ta sẽ rất khó giữ được tính độc lập và ngay thẳng chân chính, tự nhiên sẽ bị những người tôn trọng quân tử coi thường.
Trong điều lệ Đảng của Đảng Cộng sản quy định rằng, “lợi ích cá nhân của đảng viên phải phục tùng một cách vô điều kiện lợi ích của đảng”, vì vậy, ngay cả là một người tốt với lương tri và công lý trong tâm, một khi tham gia ác Đảng thì sẽ là “thân bất do kỷ” (nhiều việc bản thân không thể làm chủ được), và có thể sẽ bị loại bỏ dưới áp lực “cá nhân phục tùng Trung ương”, hoặc là bị ép làm càn với nó.
Dạng phồn thể của chữ “Đảng” (黨) chính là chữ Thượng (尚 – tôn sùng) ghép với chữ Hắc (黑 – màu đen), ý nghĩa chính là sùng bái hắc đạo. Các tổ chức xã hội đen ở Trung Quốc cận đại, chẳng hạn như thanh bang và hồng bang v.v. . thực ra cũng là một kiểu biến dị của hình thức đảng phái.
Tổ chức của ác Đảng đa số rất nghiêm ngặt, cho vào không cho ra, vậy nên gia nhập tà Đảng giống như lên tàu trộm cắp, suốt đời khó thoát khỏi sự khống chế của ác Đảng. Vào Đảng cũng giống như bán mình, tổ chức Đảng có thể khai trừ Đảng viên theo ý muốn, nhưng Đảng viên đôi khi phải trả cái giá rất đắt khi muốn ra khỏi tổ chức Đảng. Vì vậy, người tốt phải tránh xa ác Đảng thì mới có thể chân chính hành thiện tế thế.
Chân Chân/tinhoa.tv/Dịch
Nguồn Kannewyork