Khám Phá

Người quân tử khi khốn cùng vẫn có thể giữ được tiết tháo; kẻ tiểu nhân sẽ hành theo sở dục

By Đăng Dũng

July 20, 2021

Khổng Tử (551-479 TCN) được coi là một trong những thầy giáo và triết gia vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền nghệ thuật và đạo đức của người Trung Quốc. Trong những năm sau này, ông đã chu du nhiều nước để truyền rộng học thuyết của mình. Ông hay dạy học trò của mình về đạo đức của nười quân tử.

Ông cho rằng: Người quân tử nghiêm khắc với mình. Kẻ tiểu nhân khắt khe với người. Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người.

Người quân tử lòng da luôn quang minh chính đại, sáng sủa, rộng rãi, thần định, khí an. Người quân tử luôn hướng lên hướng xa, kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới.

Người quân tử có thể bao dung hết thảy những ý kiến bất đồng và cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác. Còn kẻ tiểu nhân thì thường ích kỷ hẹp hòi.

Người quân tử luôn là mẫu hình hướng đến của xã hội xưa. Quân tử và tiểu nhân chính là hai vế đối lập nhau như nước với lửa. Khổng Tử cho rằng quân tử và tiểu nhân phân biệt nhau ở hai chữ “đức hạnh”. Quân tử coi đức hạnh là lẽ sống mà tự ước thúc bản thân, còn tiểu nhân coi đức hạnh là trò viển vông. Dưới đây là những điểm cơ bản phân biệt hai loại người đó. Cuộc đối thoại ngắn sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn.

Một lần, Khổng Tử cùng các môn đồ của mình tới nước Trần thì bị cạn lương thực. Một số môn đồ của ông ngã bệnh. Một trong số họ, Tử Lộ, người cũng là một học giả nổi tiếng than rằng: “Than ôi, người quân tử cũng có lúc phải khốn cùng vậy ư!” Khổng Tử đáp: “Người quân tử khi khốn cùng vẫn có thể giữ được tiết tháo; còn kẻ tiểu nhân khi khốn cùng thì sẽ hành động theo sở dục.”

Tiêu chuẩn đạo đức để làm người không thể tùy theo hoàn cảnh mà biến đổi. Nghịch cảnh nhiều khi là phép kiểm nghiệm đối với phẩm chất đạo đức của chúng ta, xem chúng ta có thể kiên trì bất động trong các loại tình huống hay không. Nhiều người sẽ thỏa hiệp trước hoàn cảnh, và họ dần dần rời xa các nguyên tắc của chính họ.

Khổng Tử đã dạy chúng ta đạo lý làm người, từ đó duy trì quy phạm đạo đức của dân tộc Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Nhưng con người hiện đại lại chế nhạo những lời dạy của Khổng Tử. Đó chính là nguyên nhân khiến tiêu chuẩn đạo đức xã hội trượt dốc nhanh chóng.

Khi các học viên Pháp Luân Công nói về “làm người tốt”, một số người lại trở nên nghi ngờ và nghĩ rằng: Thế chẳng lẽ chúng tôi không tốt. Chúng tôi muốn nói rằng: Chúng ta đều rất tốt. Cũng như mọi người, khi chúng tôi chưa có Pháp để đo lường thì chúng tôi cũng nghĩ mình là người tốt rồi. Nhưng khi đối chiếu với những điều mà Pháp môn dạy thì mới thấy mình cần tu sửa nhiều. Vậy mới nói, lúc nào cũng cần sách, lúc nào cũng cần Thầy. Phải có Thầy, có sách thì ta mới thành người chân chính.

 

Nguồn: chanhkien.org 

Nhung Nguyễn