Làm người cần biết tôn trọng và kính yêu. Thấy người khác có việc tốt thì nên vui mừng cho họ. Khi người khác cần giúp đỡ thì nên tận tâm tận lực, giúp đỡ họ, thúc đẩy tác thành việc tốt cho họ. Cần có tấm lòng rộng mở và đại lượng bao dung người khác, không nên có một chút chướng ngại đố kỵ nào thì mới có thể ôn hòa và cảm hóa người khác, mới thực sự làm được đối xử tốt với người khác.
Trong văn hóa truyền thống từ xưa đến nay, con người coi trọng thiện lương, khoan hậu, coi khoan dung là mỹ đức, coi đố kỵ là đáng xấu hổ.
Người có tấm lòng rộng lớn sẽ thành tâm khâm phục và ca ngợi ưu điểm, sở trường và thành tích của người khác, suy nghĩ về những thiếu sót của bản thân, tham khảo học hỏi người khác, chuyên tâm vào sự nghiệp của mình, không có thời gian mà đố kỵ người khác.
Đố kỵ có cội nguồn từ lòng dạ hẹp hòi, tự tư. Chỉ có người thiếu đức hạnh, tầm nhìn hẹp hòi nông cạn mới đố kỵ người khác. Thấy cái tốt của người khác thì trong lòng họ liền thấy buồn và bất bình. Hôm nay sợ người khác hơn mình, ngày mai lại lo lắng ai đó đứng trên mình, cả đời không được yên ổn.
Thậm chí còn có người do tâm đố kỵ sai khiến đã vu cáo hãm hại người tốt, việc xấu gì cũng làm. Họ tuy đắc thế nhất thời nhưng cuối cùng trở thành những người cô độc, và nhất định không thoát khỏi sự trừng phạt của nhân quả báo ứng, bởi vì lẽ Trời chế ước hết thảy.
Sách “Thái Thượng cảm ứng thiên lệ chứng” có ghi chép một câu chuyện như sau:
Tô Đại Chương, tú tài Tam Sơn đời Tống nổi tiếng bởi nghiên cứu Kinh Dịch. Năm Mậu Ngọ, trong thời gian tham gia kỳ thi hương ở quận, ông mộng thấy mình đỗ cử nhân, xếp thứ 11. Ông bèn kể giấc mộng này với một người bạn cùng nghiên cứu Kinh Dịch với ông.
Người bạn học này cũng cùng dự thi hương với ông, ông ta cảm thấy mình học vấn tốt hơn Tô Đại Chương rất nhiều, sao mình không có giấc mộng tốt như thế này, cho nên rất ghen ghét đố kỵ. Ông ta bèn nói với quan chủ khảo rằng Tô Đại Chương tự xưng chắc chắn sẽ đỗ xếp thứ 11, nhất định là có câu kết với quan giám khảo nào đó, đã có hẹn ngầm, chắc chắn là hối lộ và nhận hối lộ. Mong quan chủ khảo xem xét truy cứu việc này.
Đến khi chấm thi xong, quan chủ khảo đến phòng thi lấy bài thi xếp thứ 11 ra (niêm phong tên, không biết tên của thí sinh). Vừa nhìn bài thi thì quả nhiên là một bài văn viết về Kinh Dịch. Quan chủ khảo nổi giận nói với các quan giám khảo khác rằng: “Nếu thực sự giống như vị học sinh kia nói thì các vị giải thích kết quả chấm thi bình chọn của các vị như thế nào đây?”.
Các quan giám khảo người nọ nhìn người kia, đành phải lấy trong danh sách tuyển chọn dự phòng chọn lấy ra một bài, đổi chỗ cho bài thi xếp thứ 11 kia.
Đến ngày niêm yết bảng, những niêm phong được bóc ra, quan chủ khảo vô cùng kinh ngạc, thì ra người bị đánh rớt đổi vị trí đó lại chính là bạn học của Tô Đại Chương, còn người được vớt lên thay thế lại chính là Tô Đại Chương. Tô Đại Chương vì họa mà đắc phúc, được xếp thứ 11. Sang năm sau ông lại thi đỗ tiến sỹ. Còn người bạn học kia thì không còn mặt mũi nào nhìn bạn bè và người thân quen xóm làng nữa, trở về nhà u uất mà chết. Mọi người đều nói Đạo Trời công bằng, báo ứng không sai.
Đố kỵ là một trạng thái tình cảm tiêu cực, là sự mất cân bằng tâm lý đối với phẩm hạnh, tài năng, danh dự, cảnh ngộ của người khác tốt hơn mình. Khi một người có những tư tưởng, hành vi đố kỵ, trị người, hại người, lời nói tổn hại người… thì đã là có tâm và hành vi bất thiện, khiến đối phương chịu thống khổ, cũng là tạo nghiệp cho bản thân, thì quả báo luân hồi này rất tự nhiên đến.
Làm người cần biết tôn trọng và kính yêu. Thấy người khác có việc tốt thì nên vui mừng cho họ. Khi người khác cần giúp đỡ thì nên tận tâm tận lực, giúp đỡ họ, thúc đẩy tác thành việc tốt cho họ. Thành tựu của người khác vượt hơn mình, thế thì tốt quá rồi. Cần có tấm lòng rộng mở và đại lượng bao dung người khác, không nên có một chút chướng ngại đố kỵ nào thì mới có thể ôn hòa và cảm hóa người khác, mới thực sự làm được đối xử tốt với người khác.