Ngay từ hơn hai nghìn năm trước, tổ tiên đã biết rằng trên da của con người có rất nhiều điểm giác quan đặc biệt – huyệt đạo.
Cuốn sách cổ điển y học nổi tiếng “Hoàng Đế Nội Kinh” được viết vào thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên đã chỉ ra rằng “các huyệt đều có tên riêng” và 160 tên huyệt được ghi lại. Hoàng Phủ Mật của triều đại nhà Tấn đã biên soạn kiệt tác “Châm Cứu Giáp Ất Kinh”, một kiệt tác của các chuyên gia châm cứu lúc bấy giờ ở Trung Quốc, và thảo luận về tên, bí danh, vị trí và chủ trị của 340 huyệt đạo trên cơ thể con người.
Vào thời nhà Tống, Vương Duy Nhất đã định lại huyệt và sửa chữa sai sót, ông viết “Đồng Nhân Du Huyệt Châm Cứu Đồ Kinh”, hơn nữa còn sáng tạo ra hai người bằng đồng châm cứu chuyên dùng để giảng dạy và thi cử châm cứu, tạo hình chân thực, chạm khắc chính xác, khiến người ta thán phục.
Kinh lạc là hệ thống kỳ diệu nhất của cơ thể con người, nó được cấu tạo như thế nào? Phải chăng nó chỉ là cơ thể máu thịt mà chúng ta đang thấy bây giờ? Nếu đúng như vậy thì điều gì đang xảy ra với hệ thống kinh mạch trong cơ thể con người? Vấn đề này đối với khoa học hiện đại mà nói thì vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Học thuyết của Đạo gia và y học Trung Quốc đã có một cuộc thảo luận chi tiết về kinh mạch của cơ thể con người, cho rằng hệ thống kinh lạc là một phần quan trọng của cơ thể con người, nó chủ yếu bao gồm mười hai chính kinh, tám mạch khác kinh (trong đó chủ yếu là hai mạch Nhâm Đốc) và nhiều mạch nhỏ tạo thành. Tác dụng của kinh lạc là “quyết tử sinh, xử bách bệnh, không thể không thông”, nghĩa là có thể quyết định sống chết, xử lý được trăm bệnh.
Hệ thống kinh mạch đã từng bị giới khoa học Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn, bởi vì cơ thể con người dù có được mổ xẻ như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể tìm thấy bóng dáng của kinh mạch dưới kính lúp hay dưới kính hiển vi. Sau đó, các nhà khoa học nước ngoài đã đưa một lượng nhỏ các nguyên tố phóng xạ vào các huyệt đạo được xác định dựa theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, và xác nhận sự tồn tại của hệ thống kinh mạch bằng cách theo dõi chuyển động của các nguyên tố phóng xạ. Hệ thống kinh mạch được tìm thấy là giống với hệ thống được mô tả bởi người xưa.
Đặc biệt, thời gian lưu thông một vòng tuần hoàn của kinh mạch toàn giống với thời gian lưu thông kinh mạch của người xưa, điều này cũng được chính thực nghiệm khoa học khẳng định. Chúng ta không thể không đặt câu hỏi, làm thế nào mà người xưa hiểu và nắm bắt chính xác hệ thống kinh lạc và thời gian lưu thông của nó, điều mà người hiện đại không thể nhìn, không thể chạm đến?
Hệ thống kinh lạc này có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người? “Khí của kinh mạch” mà người xưa nói chảy trong kinh mạch là gì? Tại sao kinh mạch có thể “quyết sinh tử, xử bách bệnh”? Cơ chế bên trong của nó là gì? Ngoài hệ thống kinh lạc, cơ thể con người còn có những bộ phận vô hình nào khác?
Vào thời Bắc Tống, Tử Dương chân nhân đã nội chiếu (nhìn vào bên trong) kinh mạch và ghi trong “Bát mạch kinh” rằng: “Trí hư cực, thủ tĩnh đốc, phản quan nội sát.” Nghĩa là khi đạt đến tâm hư vô, không còn vương vấn mọi chuyện trên đời, giữ tâm tĩnh lặng, nhìn lại bên trong mà quan sát. Về cách nói này cũng không phải là Đạo giáo đã phóng đại tôn giáo của mình, quả thực nhiều người tu đạo trong quá khứ có những khả năng đặc biệt.
Vào thời nhà Minh, nhà y học Lý Thời Trân đã kiểm chứng lại lý thuyết này một lần nữa. Lý Thời Trân trong cuốn sách “Kỳ kinh bát mạch khảo” ông đã nhấn mạnh: “Các kinh lạc bên trong cơ thể, chỉ người có khả năng phản quan tức là xem ngược vào bên trong mới có thể quan sát. Người tu hành trong Đạo gia lâu năm có thể luyện đan, thiền định cùng nội chiếu, có thể quan sát hệ thống mấy trăm huyệt vị cùng hơn mười kinh mạch của cơ thể người!”
Trên thực tế, kinh lạc và huyệt đạo thường có tác dụng chữa bách bệnh, tuy không thể giải thích một cách khoa học nhưng bản thân y học Trung Quốc là một môn học thực nghiệm, không phải khoa học kiểm chứng của y học hiện đại. Khoa học không phải lúc nào cũng đúng. Bản thân khoa học trước hết là đưa ra giả thuyết, sau đó xác minh và cuối cùng là rút ra kết luận đúng hay sai.
Tuy nhiên, các dụng cụ thí nghiệm giải phẫu và quan sát hiện nay vẫn chưa đủ để tìm ra nguyên lý và mối quan hệ của hệ thống kinh lạc và huyệt đạo trên cơ thể con người. Để giải mã một cách chân thực ý nghĩa các kinh mạch và huyệt đạo, đồng thời hiểu được sự khôn ngoan của người xưa, con người ngày nay cần phải tiếp tục nỗ lực!
Thảo Nguyên biên tập Nguồn: Sound of hope