Bệnh & Giải Pháp

Người xưa để lại “mười điều cấm kỵ của giấc ngủ”. Bạn cũng có thể có được giấc ngủ ngon thâu đêm

By Đăng Dũng

October 21, 2021

Khoảng một phần ba cuộc sống của chúng ta dành cho giấc ngủ. Ngủ không ngon làm cho tinh thần người ta hoang mang, hoảng hốt, thân thể cũng dễ nổi nóng.

Thực ra mất ngủ không chỉ làm phiền con người hiện đại mà trong thời cổ đại khi không có thiết bị điện tử, ông bà ta cũng từng có vấn đề về giấc ngủ. Đối mặt với chứng mất ngủ, người xưa sẽ làm gì? Thực ra, người xưa có “mười điều cấm kỵ” đối với giấc ngủ, hãy nhanh chóng tìm hiểu cách giải quyết rối loạn giấc ngủ của tổ tiên!

Điều cấm kỵ thứ nhất: trước khi đi ngủ suy nghĩ đủ điều

Trong “Thụy quyết” của Thái Quý Thông đời Tống đã nói: “tiên thụy tâm, hậu thụy nhãn”, chỉ có tĩnh tâm, mới có thể nhắm mắt ngủ được. Trước khi đi ngủ có tâm sự, suy nghĩ mọi thứ, dễ bị lo lắng, căng thẳng, hưng phấn và cảm xúc khác, do đó gây khó ngủ.

Trước khi đi ngủ tốt nhất là không xem xét các vấn đề, có thể nghe nhạc nhẹ nhàng để thư giãn tâm, điều chỉnh tâm trạng.

Điều kỵ thứ hai: Nói chuyện trước khi đi ngủ

Người xưa nói “thực bất ngôn, tẩm bất ngữ”, nghĩa là khi ăn không nói, khi ngủ không trò chuyện. Trước khi đi ngủ nói chuyện có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. đặc biệt là phụ nữ, rất dễ dàng vì những chủ đề lúc nói chuyện mà mất ngủ suốt đêm.

Bản thân giọng nói cũng ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi, đặc biệt là đối với những người bị rối loạn giấc ngủ. Do đó, điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường ngủ yên tĩnh trước khi đi ngủ.

Điều kỵ thứ ba: Bật đèn khi ngủ

Cơ thể con người chìm vào giấc ngủ theo cách nói của dịch quái, là “minh di”, tức là nhật nhập địa, thiên hối ám. Quẻ “minh di”, thượng khôn hạ ly, ý là mặt trời lặn xuống dưới mặt đất, mọi người liền ngủ. Do đó, giấc ngủ là một quá trình dẫn dương (tương ứng với ánh sáng) sang âm (tương ứng với bóng tối).

Y học hiện đại cũng tin rằng môi trường bóng tối có thể kích thích sự giải phóng melatonin của não, cho phép mọi người nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Điều kỵ thứ 4: uống rượu và ăn no trước khi ngủ

Người xưa tin rằng “vị bất hòa tắc ngọa bất an”, nghĩa là dạ dày khó chịu thì nằm không yên. Giấc ngủ là âm chủ tĩnh, nếu uống rượu trước khi đi ngủ, sẽ kích thích lá lách và dạ dày tăng tốc độ hoạt động, làm cho cơ thể không được nghỉ ngơi, khó chìm vào giấc ngủ.

Điều cấm kỵ thứ 5: trùm kín đầu khi ngủ

Người xưa có câu “dạ ngọa bất phú thủ”, nghĩa là ban đêm ngủ không trùm đầu. Che đầu bằng chăn khi ngủ có thể gây khó thở và khó ngủ.

Điều kiêng kỵ thứ 6: ngủ trong gió

Trong “Tỏa toái lục” nói: chỗ nằm không nên có gió, nếu không “sợ đầu trúng gió, lưng chịu gió thì ho, vai chịu gió thì cánh tay đau, điều chỉnh tốt thì bảo vệ sức khỏe, mặc dù nóng cũng không nằm và ngồi trong gió.”

Khi ngủ, chức năng sinh lý của cơ thể con người suy yếu, sức đề kháng kém, hư tà tặc phong lúc này rất dễ thừa dịp mà vào. Không nên điều hòa không khí hoặc quạt thổi trực tiếp vào người trong khi ngủ, cũng không ngủ ở những nơi mở cửa sổ, nơi có đối lưu không khí lạnh.

Điều kỵ thứ bảy: há miệng khi ngủ

Tôn Tư Mạc nói: “dạ ngọa thường tập bế khẩu.”(ngủ ban đêm thường xuyên tập luyện đóng miệng) đây là biện pháp bảo dưỡng nguyên khí rất tốt, mà há miệng hô hấp chẳng những hút vào bụi bặm, hơn nữa rất dễ khiến khí quản, phổi cùng xương sườn bị tà phong tổn thương do tà phong.

Điều kỵ thứ tám: nhịn tiểu khi ngủ

Bởi vì “thận tỳ nhị tiện”, thời gian dài nhịn tiểu không chỉ làm cho cơ thể khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận của chúng ta.

Trong lâm sàng cũng phát hiện ra rằng những người thường xuyên nhịn tiểu, bàng quang cũng bị tổn thương lớn, trào ngược nước tiểu có thể làm tổn thương thận, thậm chí có thể làm tổn thương tim, não.

Điều kỵ thứ chín: Thức khuya dậy muộn

Buổi tối thức khuya gọi là “tiêu hao dương khí”, ban ngày không dậy được là “phong sát dương khí”, bởi vì mặt trời mọc thì dương khí sinh, nếu không dậy sớm, dương khí của cơ thể sẽ không tăng lên, dẫn đến tình trạng muốn ngủ nhưng lại không ngủ được. Đặc biệt là đối với những người rối loạn giấc ngủ, ngủ muộn ngược lại sẽ làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ.

Cố gắng đi ngủ đúng giờ, thức dậy đúng giờ, duy trì thời gian nghỉ ngơi bình thường, độ dài của giấc ngủ có thể được điều chỉnh theo độ tuổi, thói quen và cảm xúc.

Điều kỵ thứ mười: nằm ngửa đối với những người đặc biệt

Đối với người bình thường, nằm ngửa có thể làm cho đốt sống cổ, thắt lưng được thả lỏng và thư giãn toàn thân, nhưng đối với những người mắc hội chứng ngưng thở, nằm ngửa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngáy và tình trạng ngưng thở trở nên nghiêm trọng hơn.

Thảo Nguyên biên dịch

Nguồn: Aboluawang