Trung Hoa được coi như nơi khai sinh của bàn chải đánh răng đầu tiên trong lịch sử. Các sách y học cổ xưa nhất ở Trung Quốc đã có các phương pháp chẩn đoán và điều trị sâu răng.
Người xưa rất chú trọng đến việc làm sạch răng, y học cổ truyền Trung Quốc đã phát minh ra nước súc miệng và bột làm sạch răng có thể dùng để chăm sóc sức khỏe và điều trị. Từ “Sử ký” có thể tìm thấy hồ sơ bệnh án điều trị sâu răng của nhà y học Tây Hán thương công Thuần Vu Ý. “Bàn chải đánh răng” xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử làm sạch và bảo vệ răng miệng, tuy nhiên đồ dùng đánh răng đã có từ rất lâu, theo thời gian cũng có những thay đổi lớn.
Trong “Hoàng Đế Nội Kinh · Linh Khu Kinh”, việc chẩn đoán đau răng đã được thảo luận, có thể hình dung rằng cách bảo vệ răng và làm sạch răng lành mạnh là một phần của văn hóa Trung Quốc đã được chú ý từ rất sớm.
Người xưa làm thế nào để vệ sinh và bảo vệ răng miệng? bàn chải đánh răng có từ bao giờ?
“Biển Thước Thương Công liệt truyện” trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên đã mô tả một trường hợp của Thương Công Thuần Vu Ý (khoảng năm 216-206 trước Công nguyên) điều trị sâu răng. Thương Công đã chẩn đoán và điều trị sâu răng cho Tề Quốc Trung đại phu. Thương Công châm vào huyệt Dương Minh Kinh trên tay trái và cho ông ấy súc miệng bằng nước sắc khổ sâm để làm dịu miệng.Ông yêu cầu rằng lấy nước sắc khổ sâm, mỗi ngày súc miệng ba lít, khoảng năm sáu ngày, bệnh khỏi. Thương Công cho biết nguyên nhân sâu răng ở Tề Quốc Trung đại phu là do không súc miệng sau khi ăn, há miệng khi ngủ và tiếp xúc với gió.
Từ hồ sơ bệnh án trên, súc miệng là phương pháp phổ biến nhất để làm sạch răng và giúp răng bền chắc của người xưa. Xem một lần nữa trong “Lễ Ký Nội Tắc” ghi lại, sau khi rời giường việc đầu tiên là súc miệng: “phàm nội ngoại, kê sơ minh, hàm quán thấu”. Nghĩa là người trong nhà từ bé đến lớn, khi gà gáy đều phải thức dậy rửa mặt, súc miệng.
Kỹ năng duy trì súc miệng, làm sạch và bảo vệ răng được truyền từ đời này sang đời khác, Từ Xuân Phủ thời nhà Minh cũng đã đề cập trong “Cổ kim y thống đại toàn”: “Mỗi ngày sau bữa ăn phải súc miệng, nếu súc đủ 5 lần từ sáng đến tối thì răng sẽ chắc khỏe và không bị gãy.”. Chỉ cần ăn một thứ gì đó, cặn thức ăn sẽ tích tụ lại giữa các kẽ răng, vì vậy phải súc miệng sau mỗi bữa ăn, đây là một phương pháp làm sạch răng và bảo vệ răng hiệu quả mà người Trung Quốc cổ đại đã chứng minh là hiệu quả.
Nếu chỉ dùng nước súc miệng thì lực đạo không đủ, cổ nhân dùng thêm nước thuốc súc miệng. Như đã nói ở trên, Thuần Vu Ý kê ra “nước sắc khổ sâm” cho Tề Quốc Trung đại phu, chính là một loại nước súc miệng, cũng là một loại thuốc có hiệu lực rất mạnh.
Phương pháp lau răng
Ngoài súc miệng, người xưa còn có phương pháp chăm sóc sức khỏe phối hợp chính là lau răng. Y học cổ truyền Trung Quốc trong các triều đại đã phát minh ra nhiều loại bột làm sạch răng, có những thứ tương tự như kem đánh răng, cũng được lưu lại trong các cuốn sách y học khác nhau, muối là một trong những loại phổ biến nhất, thời nay vẫn còn sử dụng.
“Ngoại đài bí yếu” của Vương Đào thời nhà Đường ghi lại rằng mỗi buổi sáng sử dụng muối lau răng, có thể làm cho răng trở nên săn chắc hơn: “mỗi sáng lấy một nắm muối ngâm với nước ấm, lau răng trăm lần, làm răng mọc kín chắc khỏe”. Trong “Hồng Lâu Mộng”, có thể thấy Giả Bảo Ngọc thức vào buổi sáng, vội vàng muốn lấy muối xanh lau răng, súc miệng.
Ngoài muối, có rất nhiều công thức làm bột lau răng được dựa trên nghiên cứu của y học Trung Quốc về cơ bản là bổ thận, chăm sóc răng miệng, không chỉ điều trị triệu chứng mà còn củng cố chân răng. Y học cổ truyền Trung Quốc nói rằng răng là “phần cuối cùng của xương”, và sự phát triển chắc khỏe của xương thuộc về ống thận, tóc cũng vậy. Vì vậy, bột lau răng của người xưa sử dụng để bảo vệ răng miệng, đồng thời, nó còn bổ thận tráng dương, làm đen râu tóc. Điều này thể hiện vẻ đẹp sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.
“Ngoại đài bí yếu” của nhà Đường ghi lại “bài thuốc thăng ma răng”: thăng ma (nửa lượng), bạch chỉ, cảo bản, tế tân, trầm hương (mỗi vị 3 phần), hàn thủy thạch (6 phần). Đem lục vị nghiền nhỏ rồi sắc, mỗi sáng sớm, cắn một đầu cành dương liễu (dương chi- 杨枝) cho mềm, chấm vào nước thuốc rồi lau răng, giúp miệng thơm mà răng trơn bóng. Còn có một phương thuốc khác: thạch cao, bối xỉ mỗi thứ ba phần, giáp hương một phần.
“Bắc Tế Phương” của Vương Cổn thời Bắc Tống đã ghi lại một số công thức làm sạch răng và chắc răng, một số có thể chữa sâu răng đồng thời làm đen râu tóc như: thất thánh tán, Hắc tán tử, hắc kim tán, địa hoàng tán,…
Bàn chải đánh răng xuất hiện khi nào?
Vậy bàn chải đánh răng xuất hiện từ khi nào?
Công cụ đánh răng ngày càng tiến bộ theo thời đại, người xưa lấy ngón tay lau răng, sau đó thì dùng cành liễu, đến thời nhà Tống bắt đầu xuất hiện bàn chải đánh răng. Bàn chải đánh răng của nhà Tống được làm bằng đuôi ngựa, rất cứng, nếu không cẩn thận sẽ làm hỏng nướu, răng dễ lung lay. Trong cuốn “Dưỡng sinh loại toản” của Chu Thủ Trung thời Nam Tống có viết: ““Không nên đánh răng khi sáng sớm vì sợ nổi chân răng, răng thưa, dễ lung lay, đánh răng bằng lông đuôi ngựa rất không tốt”
Phong thổ ký “Mộng lương lục” miêu tả, đường phố hàng châu thời nam tống ở đầu ngõ Sư Tử có ” tiệm bàn chải đánh răng Lăng Gia”, đầu ngõ Kim Tử có “tiệm bàn chải đánh răng Phó Quan Nhân”, chứng tỏ rằng đã có những cửa hàng chuyên bán bàn chải đanh răng từ thời Nam Tống.
Vào thời nhà Nguyên từ “bàn chải đánh răng” xuất hiện trong bài thơ “Quách hằng huệ bàn chải đánh răng đắc tuyết tự” của đại thi hào Quách Ngọc Thi : “ Đoản tram tước thành đại mội khinh, băng ty xuyết tỏa ngân tông mật.” Nghĩa là cán bàn chải đánh răng là loại nhẹ, ngắn, hình chiếc kẹp tóc, và các sợi lông bờm ngựa màu trắng bạc được cố định dày đặc bằng dây ở một đầu. Lúc đó bàn chải đánh răng còn chưa phổ biến, Quách Ngọc Thi nói: Bàn chải đánh răng này có thể giúp người ta khỏi phiền phức, quý giá vô ngần!
“dương chi” làm sạch răng xuất phát từ nhà Phật
Hãy quay lại và nói về cách sử dụng “dương chi” dùng để lau răng trước khi bàn chải đánh răng xuất hiện.
Cành dương liễu là “răng mộc”, tức là gỗ được sử dụng để làm sạch răng, thường được lấy từ cành nhỏ của cây liễu, chiều dài từ hai mươi đến ba mươi cm, dày như ngón út. Cắn một đầu cành thành que nhỏ, dùng để đánh răng, cho nên gọi là dương chi. “Tỳ ni nhật dụng thiết yếu” nói: ” Miễn là cành cây thẳng, không dày không mỏng, như ngón tay út, có vị đắng, có thể dùng làm dụng cụ đánh răng.”
Dương chi là phiên dịch tiếng Phạn của “răng mộc”, truyền từ ngoài lãnh thổ, có liên quan đến Thích Ca Mâu Ni. Pháp hiển “Phật Quốc Ký” đời nhà Tấn có ghi chép như sau: “ra khỏi Sa Chi thành cửa Nam, phía Đông, nơi Phật Bản đang nhai dương chi. “. Trong Kinh Phật, Đức Phật đã nói với tỳ kheo rằng người bố thí dương chi có năm loại công đức, một trong số đó là “trong miệng không thối”. (Tăng Nhất A Hàm Kinh quyển thứ 28) Kinh Phật cũng ghi lại rằng sau khi ăn sáng nhai cành dương, có tác dụng loại bỏ cao răng, tăng mùi thơm cho miệng. (Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm quyển 11)
“Tùy Thư·Nam man truyện” ghi lại rằng vùng đất Chân Lạp tín Phật, và người dân nơi này “Sau mỗi lần tắm rửa, dùng dương chi để làm sạch răng rồi mới đọc tụng kinh chú …. Sau khi ăn, họ sử dụng dương chi để làm sạch răng rồi lại đọc kinh chú.”. Kể từ thời Đức Phật truyền Pháp đến nay, việc dùng dương chi làm sạch răng đã trở thành một nghi thức trước khi các Phật tử tụng kinh.
Bởi vì thời bấy giờ Phật giáo được truyền bá rộng rãi, cách dùng dương chi làm sạch răng của các Phật tử được truyền bá cho nhiều vùng, và nó đã trở thành một cách làm sạch răng tốt cho người dân thường. “Bài thuốc thăng ma răng” được đề cập ở đầu bài viết này, khuyên dùng cành liễu cắn một đầu cho mềm, chấm vào nước thuốc chà vào răng vào sáng sớm hàng ngày làm cho răng sạch thơm chắc khỏe. Từ đó việc dùng cành dương liễu để làm sạch răng rất phổ biến ở người thời Đường. Văn hóa Nhật Bản, vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa nhà Đường, có thuật ngữ “Dương chi” (phát âm: YOUJI), cũng được dùng phổ biến trong thời hiện đại để chỉ tăm xỉa răng, một công cụ để làm sạch răng, là một sửa đổi nhỏ của gỗ răng.
Thảo Nguyên biên dịch
Nguồn: Epoch times Hoa ngữ/ ntdtv