Văn hóa truyền thống vùng Đông Á nhấn mạnh về nhân cách, đạo đức và nhân phẩm của của con người. Người xưa cũng cho rằng, muốn thành công, thành danh, làm ăn thuận lợi, trước tiên hãy hoàn thiện nhân cách, phẩm chất của mình. “Tài đức song toàn, lấy đức làm đầu”. Cổ nhân cũng nhấn mạnh chữ “Đức” trước chữ “Tài”, trong chữ “nhân tài” thì chữ “Nhân” đứng trước, chữ “Tài” theo sau từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của nhân cách, đạo đức của một người. Bởi vậy theo người xưa, hết thảy phúc đức, tiền tài đều từ cái “Đức” đó mà sinh ra.
Đương nhiên, năng lực và trí tuệ cũng vô cùng quan trọng, nhưng nhân phẩm còn quan trọng hơn. Nhân phẩm là học vấn chân chính cao nhất, là nền tảng để triển khai năng lực của con người, là thước đo giá trị của một con người, bởi vậy, tuyên duyên tài là phải tuyên dương cái đức.
Trong bức thư viết cho em trai mình, Tăng Quốc Phiên đã nhiều lần đề cập tới tầm quan trọng của “đức”, tức nhân phẩm, đạo đức của con người. Ông nói rằng: “Kim nhật tiến nhất phân đức, canh toán tích liễu nhất thăng cốc)”, tức: ngày nay tích một phần đức, cũng coi như tích một đấu ngũ cốc. Về phương diện chiêu mộ nhân tài, Tăng Quốc Phiên cũng đặc biệt chú ý tới nhân phẩm của các quan viên.
Khi đối nhân xử thế, không cần vạn sự như ý nhưng tuyệt đối không được làm điều gì đó khiến lương tâm hổ thẹn. Con người sống ở đời, trí tuệ có thể và năng lực có thể kém một chút, nhưng nhân phẩm tuyệt đối không được thiếu.
Tương giao với người, bắt đầu bằng gì không quan trọng, nhưng cuối cùng chỉ xem nhân phẩm, bởi nhân phẩm mới là nền tảng bền vững nhất của mọi mối thâm giao, bởi một mối quan hệ tốt đẹp là dựa trên sự chân thành, tin tưởng lẫn nhau. Những người có thể bình yên vô sự trong thế giới thăng trầm vạn biến này không phải là nhờ của cải và quyền thế, mà chỉ đơn thuần là một trái tim và lương tâm trong sáng, một tâm hồn thiện lương.
Chân tâm cuối cùng sẽ chiến thắng sự dối lừa, bởi trước nay Trời không phụ người lương thiện, sống thẳng thắn chân thành sẽ gặp được người cùng chí hướng, bởi tâm an yên chính là sự viên mãn nhất của cuộc đời.
Hồ Tuyết là thương gia giàu nhất Hàng Châu cuối thế kỷ 19. Sự nghiệp làm ăn của ông là cả một huyền thoại. Ông xuất thân là một người nghèo ở tỉnh An Huy, đến Hàng Châu giúp việc cho một ngân hiệu nhưng sau này đã trở thành một đại thương gia giàu có.
Chuyện kể rằng: “Một lần có thương nhân gặp chuyện không may khi làm ăn khiến gia tài đổ bể nên tìm Hồ Tuyết Nham ngỏ ý muốn bán lại toàn bộ gia nghiệp cho ông với giá rẻ. Nếu mua, ông có thể ngay lập tức kiếm được một khoản tiền lớn. Tuy nhiên ông không làm vậy mà hẹn thương nhân đó mấy ngày sau quay lại thương lượng. Trong thời gian đó ông cho người đi điều tra thực hư sự việc. Rất nhanh chóng người của ông đã xác minh thông tin của vị thương gia đó là hoàn toàn chính xác.
Mấy hôm sau vị thương nhân quay lại, thay vì mua với giá rẻ mà vị thương nhân đưa ra, ông đã mua với giá cao hơn rất nhiều so với thị trường. Có người không hiểu nên đã hỏi ông, ông đã kể một câu chuyện: “Khi tôi vẫn là một cậu bé, có một ngày đang vội đi trên đường thì gặp mưa, có một người đi cùng đường bị mưa xối ướt sũng. Ngày hôm đó cũng may là tôi mang theo dù, tôi liền cho người đó đi cùng. Sau này, khi trời mưa, tôi thường cho một số người không có dù đi nhờ. Cứ như vậy một thời gian dài, trong những người đi trên đường ngày càng có nhiều người biết tôi. Vậy nên sau này những lúc tôi quên không mang theo dù cũng không lo, bởi vì sẽ có rất nhiều người mà tôi từng giúp sẽ cho tôi đi cùng”.
Hồ Tuyết Nham tiếp tục nói:
“Bạn nguyện ý cho người khác đi nhờ, người khác mới nguyện ý cho bạn đi nhờ. Sản nghiệp của thương nhân đó, có thể là mấy đời mới tích góp được, nếu tôi mua theo cái giá mà người đó đưa ra, thì chắc chắn sẽ kiếm được món hời lớn, nhưng có thể người ta cả đời sẽ không ngóc lên được. Đây không phải là một đầu tư đơn thuần, mà là một cách giúp đỡ người khác, kết giao bạn bè, cũng không hổ thẹn lương tâm. Ai cũng có lúc gặp phải ngày mưa không mang dù, có thể giúp họ thì hãy chìa dù ra che cho họ”.
Mọi người nghe xong đều im lặng. Sau này vị thương nhân đó vượt qua cơn gian khó, khôi phục được sản nghiệp của mình đã quay lại tìm Hồ Tuyết Nham hợp tác làm ăn, giúp ông giành được không ít thành công. Nhiều người sau khi biết chuyện cũng đã chủ động tìm ông hợp tác, uy tín của ông không ngừng vươn xa, sản nghiệp không ngừng phát triển.”
Một hành động của Hồ Tuyết Nham chính là nói lên đạo đức mà cũng đồng thời là tài năng, bản lĩnh của ông. Không khai thác tai họa của người khác để trục lợi là đạo đức; trượng nghĩa giúp người là nhờ tấm lòng bao dung hào hiệp; mà khống chế được “lòng tham của con buôn” trước “mối lợi mờ mắt” là bản lĩnh và định lực; lại có chủ trương “cho mượn dù khi trời mưa” chính là con mắt của kẻ trí tuệ biết nhìn xa trông rộng để thu phục nhân tâm. Bởi vậy, mà của cải và thành công cứ ùn ùn đến với ông, thay vì với người khác.
Ấy bởi vì ông đã đi trên con đường ngắn nhất để đến thành công: Con đường tu dưỡng đạo đức.
Lập nghiệp, thành danh, phát tài là điều mà ai ai cũng mong cầu, tuy nhiên số người đạt được mục tiêu ấy lại quá hiếm hoi, có một cơ ngơi vững chắc, lại càng hiếm hơn. Vì sao lại như vậy? Chính là bởi lựa chọn con đường đi tới thành coongg của mỗi người là khác nhau, song chẳng có con đường nào mà không cần đến đạo đức.
Cổ nhân có câu: “Muốn thành công, trước hết hãy thành nhân”, nghĩa là muốn thành công trong sự nghiệp, trước hết phải bồi dưỡng nhân phẩm, tích đức hành thiện. Vậy nên, muốn có một sự nghiệp vững chắc, một cơ ngơi thịnh vượng, duy chỉ có con đường lập đức là tắt. Xưa nay đã có rất nhiều bài học giáo huấn, duy chỉ có người nhân đức đủ đầy mới có thể thành công viên mãn, nếu không cũng chỉ là thứ phù dung sớm nở tối tàn, dã tràng xe cát mà thôi.
Nguồn: ETTV
Lan Hòa biên tập