Ảnh: phatgiao.org

Khám Phá

Nguồn gốc và ý nghĩa tiếng chuông chùa trong đạo Phật 

By Đăng Dũng

October 10, 2021

Chuông là một pháp khí quan trọng trong nghi thức Phật giáo. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa thinh không, thâm trầm giữa náo nhiệt, ngân nga giữa bể dâu thức tỉnh những khách trọ trần gian còn mải theo đuổi danh lợi, gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trở về cõi an nhiên hạnh phúc.

Nguồn gốc tiếng chuông chùa

Chuông Phật trong tiếng Phạn gọi là Ghantā, thuộc nữ tính. Người hoa dịch là chung, khánh. Sách Ngũ Phần Luật, quyển 18 có ghi: “Thời Phật Đà, có một lần tăng đoàn làm lễ Bố Tát chưa thể kịp thời tập hợp, bèn tới một nơi hoang vắng tọa thiền hành đạo. Khi đó đức Phật bèn bảo rằng phải gõ Ghantā, hoặc gõ trống, thổi ốc để tập hợp.

Một chương khác trong sách này cũng có kể lại: “Các vị Tỳ kheo không biết làm thế nào để dùng gỗ làm Ghantā, vì thế bạch với đức Phật. Đức Phật nói: “trừ cây sơn và các loài cây độc ra, còn các loại cây gõ phát ra tiếng, đều có thể làm được”. Vì thế, những nơi không có kim loại thì họ dùng thân cây rỗng để là thay chuông và sau này người ta làm bé đi thành mõ để giữ nhịp khi tụng Kinh.

Lắng nghe từng hồi chuông chùa vang vọng, trong lòng cảm thấy bình yên và tâm trí như chợt bừng tỉnh.

Tiếng chuông là hiệu lệnh của chùa trong Phật giáo

Một ngày làm việc trong chùa bắt đầu bằng tiếng chuông và kết thúc cũng bằng tiếng chuông. Tiếng chuông được dùng để:

Thông báo với các tín đồ Phật giáo về giờ giấc thức tỉnh, và làm việc. Không u mê và ngủ say

Thông báo về giờ nghỉ ngơi, nhắc nhở con người vào trạng thái khoan thai, tĩnh lặng

Thông báo về giờ giấc thỉnh kinh

Triệu tập mọi người, thông báo Pháp hội cho tín đồ Phật giáo.

Thức tỉnh tâm hồn chúng sinh

Trong mỗi tiếng chuông, trống, mõ, của nhà Phật là những sứ giả Như Lai mang đến cho đại chúng những tâm nguyện từ bi, để giúp cho chính họ có thể tự mình giải tỏa những nỗi muộn phiền đau khổ, hay để tắm gội cho thân tâm thanh sạch, những buồn bực, chán nản… bụi trần.

Vì thế trong Kinh có câu:

“Nghe tiếng chuông phiền não nhẹ

Trí huệ lớn, giác đạo sinh

Dời Địa ngục, khỏi hầm lửa

Nguyện thành Phật độ chúng sinh.”

Tiếng chuông chùa là lời nhắc nhở con người ta sống với nhau tốt hơn, làm những điều tốt hơn để đưa đến cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tiếng chuông chùa từ lâu đã đi vào thơ văn của nhiều nhà thơ nổi tiếng. Không gian mà tiếng chuông chùa vang lên luôn thể hiện sự thanh tịnh, tĩnh lặng. Chính vì thế mà lòng người hướng về tiếng chuông để chuốc bỏ đi những phiền muộn, lo toan trong cuộc sống. Hướng về những giá trị tốt đẹp.

Kinh tỉnh thế gian danh lợi khách

Hoán hồi khổ hải mộng mê nhân

( Khiến con người thế gian chạy theo danh lợi bừng tỉnh, kêu gọi người đời mau thoát khỏi bể khổ mênh mông)

Ý nghĩa của tiếng chuông chùa theo như Phật dạy là tiếng chuông tỉnh thức, nó làm cho con người ta phải thức tỉnh bản giác của mình. Thức tỉnh tính thiện trọng người, tính từ bi đó là hỷ xả đó là cái vô ngã, đó là cái vị tha. Đánh thức những gì tốt đẹp có trong mỗi con người chúng ta, mà đôi khi chúng ta lãng quên đi.

Tiếng chuông chùa luôn có những ý nghĩa đặc biệt trong lòng người. Là một sự nhắc nhở cũng như giáo huấn, hướng con người đến cái thiện. Quang Minh tổng hợp