Sau một thời gian dài sử dụng bếp ga, bạn sẽ gặp phải tình trạng xoong, nồi nấu bếp ga bị đen và rất khó để chùi rửa. Vậy nguyên nhân và các khắc phục vấn đề này như thế nào? Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục
1. Không vệ sinh sạch nồi trước khi sử dụng
Nồi nấu còn thức ăn thừa dính dưới đáy, khi sử dụng trên bếp sẽ tiếp tục bị đốt cháy, làm xuất hiện lớp cặn đen dưới đáy nồi, từ đó khó vệ sinh, Do vậy trước khi nấu bạn nhớ kiểm tra nồi, và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
2. Bình gas sắp hết
Nguyên nhân phổ biến nhất làm đen đáy nồi chính là bếp gas bị lửa đỏ. Nếu bếp gas đang dùng mà tự nhiên có tình trạng này, bạn hãy lắc nhẹ bình gas, nếu thấy đúng là bình nhẹ, gas sắp hết thì bếp bị đỏ lửa là hiện tượng bình thường, chỉ cần thay bình gas mới là sẽ hết.
3. Lá gió bị lệch
Ngọn lửa cháy bị thiếu không khí cũng sẽ làm lửa bị đỏ và làm đen nồi. Bạn chỉnh lại cần chỉnh gió của bếp gas để khắc phục tình trạng này.
Mẹo: Bạn hãy xoay gió lá từ từ cho đến khi lửa chuyển về màu xanh như mong muốn thì dừng lại.
4. Nghẹt khe thoát lửa (đầu đốt bếp ga)
Dầu mỡ, bụi bẩn bám vào làm nghẹt khe thoát lửa (lỗ phun gas) của đầu đốt. Bạn tháo đầu đốt ra, dùng kim nhọn và bàn chải để làm sạch khe thoát lửa.
Vệ sinh đầu đốt xong, chờ các bộ phận khô hẳn và lắp đầu đốt vào đúng vị trí. Đánh lửa liên tục để xem đã khắc phục được tình trạng đỏ lửa chưa.
5. Hơi sơn, bụi vôi bám trên đầu đốt hay kiềng bếp
Trong trường hợp nhà bạn hoặc nhà hàng xóm vừa quét vôi mới, hơi sơn cũng có thể làm bếp gas bị đỏ lửa, dẫn đển làm đen đáy nồi khi nấu. Chỉ cần chờ vài ngày cho hơi sơn bay hết hay bạn vệ sinh sạch sẽ bếp gas, thông gió gian bếp, tình trạng này sẽ tự động biến mất.
6. Có dị vật trong ống điếu dẫn gas
Nếu đã thử hết các cách nhưng bếp gas vẫn bị đỏ lửa, có khả năng ống điếu dẫn gas có dị vật. Trường hợp này bạn nên gọi thợ sửa chữa hay bảo hành đến kiểm tra, không nên tự ý sửa chữa vì khá phức tạp và ảnh hưởng đến an toàn sử dụng ga.